Kiểm toán năng lượng (tiếp theo)

Kiểm toán năng lượng là hoạt động khảo sát, thu thập và phân tích dữ liệu tiêu thụ năng lượng của đối tượng cần kiểm toán (doanh nghiệp, tòa nhà, quy trình sản xuất hay một hệ thống…), mục tiêu là tìm ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng, xây dựng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu qủa hơn.

Các loại kiểm toán năng lượng

1. Kiểm toán sơ bộ (Walk Through Assessment):

Là hoạt động khảo sát thoáng qua quá trình sử dụng năng lượng của hệ thống. Kiểm toán sơ bộ giúp nhận diện và đánh giá các cơ hội, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của thiết bị tiêu thụ năng lượng chính trong hệ thống. Hoạt động này có thể phát hiện ra ít nhất 70% các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong hệ thống.

Các bước thực hiện:

- Khảo sát lướt qua toàn bộ tất các dây chuyền công nghệ, các thiết bị cung cấp và tiêu thụ năng lượng, các phân xưởng…

- Nhận dạng nguyên lý, quy trình công nghệ.

- Nhận dạng dòng năng lượng.

- Nhận dạng định tính các cơ hội tiết kiệm năng lượng.

- Nhận dạng các thiết bị, điểm cần đo lường sâu hơn sau này, các vị trí đặt thiết bị đo lường.

Nội dung kết quả thông tin thể hiện:

- Danh mục

- Tên cơ hội tiết kiệm năng lượng

- Khả năng tiết kiệm có thể (ước lượng)

- Chi phí thực hiện khảo sát định lượng sâu hơn

2. Kiểm toán năng lượng tổng thể (Energy Survey and Analysis):

Là hoạt động khảo sát, thu thập, phân tích số liệu tiêu thụ năng lượng trong quá khứ và hiện tại. Phát hiện các cơ hội tiết kiệm năng lượng chi tiết hơn (nhờ thu thập và phân tích các số liệu quá khứ và hiện tại, nhận diện cơ hội và phân tích tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật).

Các bước thực hiện:

- Thu thập và phân tích số liệu quá khứ

- Khảo sát và kiểm tra các vị trí cần đo lường,thu thập số liệu, lấy mẫu (nếu cần)

- Nhận dạng giải pháp.

- Lập bảng kế hoạch thu thập số liệu tại chỗ.

- Tiến hành thu thập số liệu tại chỗ.

- Khảo sát thị trường để xác định mức độ sẵn có về công nghệ và giá thiết bị (nếu có)

- Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của các giải pháp.

- Phân tích tính khả thi về kinh tế, chi phí/lợi ích đầu tư của các giải pháp.

- Phân loại mức độ ưu tiên của các giải pháp (theo yêu cầu của doanh nghiệp)

Nội dung kết quả thông tin thể hiện:

- Danh mục các cơ hội, giải pháp tiết kiệm năng lượng.

- Mức tiết kiệm tính toán của từng giải pháp

- Mức đầu tư của từng giải pháp

- Thời gian thu hồi vốn của từng giải pháp

- Kiến nghị thứ tự ưu tiên của các giải pháp (nếu cần, tuỳ theo yêu cầu của doanh nghiệp)

3. Kiểm toán năng lượng chi tiết (Detailed Analysis of Capital Intensive Modifications):

Là hoạt động khảo sát, thu thập, phân tích sâu hơn về kỹ thuật, lợi ích kinh tế, tài chính… cho một vài giải pháp tiết kiệm năng lượng của hệ thống tiêu tụ năng lượng.

Các bước thực hiện:

- Thu thập số liệu quá khứ của đối tượng đề án (thiết bị, dây chuyền, phương án, v.v.)

  • Vận hành
  • Năng suất
  • Tiêu thụ năng lượng…

- Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị đối tượng

  • Tập quán vận hành
  • Đo lường tại chỗ …

- Xây dựng giải pháp

  • Lập danh sách các phương án chi tiết có thể áp dụng

- Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị đối tượng

  • Tập quán vận hành
  • Đo lường tại chổ
  • Xử lý số liệu

- Khảo sát thị trường (nếu cần)

- Phân tích phương án

  • Lựa chọn giải pháp tốt nhất
    • Kỹ thuật
    • Đầu tư
    • Thi công

- Tính toán chi phí đầu tư

  • Phân tích lợi ích tài chính
  • Nhận dạng và phân tích các nguồn vốn…

Nội dung kết quả thông tin thể hiện:

- Thông tin chi tiết các giải pháp tiết kiệm năng lượng được sử dụng.

  • Giải pháp quản lý
  • Giải pháp công nghệ,
  • Thiết bị sử dụng, giá thành…

- Thông tin chi tiết các giải pháp tài chính:

  • Mức đầu tư,
  • Thời gian thu hồi vốn,
  • Nguồn tài chính, lợi ích/chi phí sử dụng vốn


  • 15/02/2012 04:26
  • PV (Theo MEET-BIS)
  • 3588


Gửi nhận xét