Trong trường hợp này, máy giặt có thể đang đặt ở vị trí không cân bằng, trước hết bạn cần đặt lại máy theo các bước sau:
- Xác định vị trí đặt máy giặt lý tưởng.
- Đặt máy giặt thăng bằng so với mặt đất.
- Sau khi xác định được vị trí lắp đặt máy giặt, bà Liên cần sử dụng thước để đánh thăng bằng cho máy giặt. Nếu bạn không có thước đánh thăng bằng, bà hãy sử dụng mép khung cửa, tủ để kiểm tra xem máy giặt có đang được đặt bằng phẳng không.
Máy giặt không được đặt cân bằng sẽ rất dễ gây hiện tượng rung, lắc. Ảnh minh họa
|
Ngoài nguyên nhân do máy giặt không được đặt trên một mặt phẳng, máy giặt rung lắc còn có thể do một số nguyên nhân khác:
Trục lồng máy giặt bị cong, vênh: Trong quá trình vận chuyển hoặc sử dụng máy giặt sai cách, trục máy có thể bị cong, vênh, dẫn đến máy bị rung trong quá trình hoặt động, đặc biệt trong quá trình vắt. Trục máy giặt được thiết kế rất đồng tâm, đảm bảo khả năng quay của lồng. Trục máy là bộ phận khi bị sự cố hay hoạt động gián đoạn sẽ làm máy giặt rung nặng nhất.
Bộ phận giảm sóc gặp sự cố: Thông thường mỗi máy giặt có 4 bộ phận giảm sóc được thiết kế dạng lò so, ống lò xo là ống nhựa cứng hoặc thép. Nếu một trong 4 ống giảm sóc bị sự cố không hoạt động sẽ làm máy giặt bị lệch tâm, trục máy bị vênh. Đây là nguyên nhân chính làm máy bị rung khi giặt.
Các thiết bị tải trọng không được lắp ráp đúng: Lỗi này là do nhà sản xuất. Thông thường các thiết bị tải trọng được cấu tạo từ các loại vật liệu như bê tông nhằm giảm chấn (chống rung cho máy khi hoạt động). Các thiết bị này nếu được lắp ráp không đúng, sai lệch sẽ làm máy bị rung rất nặng kể từ khi mua.
Mô tơ điều khiển trục quay của lồng máy gặp sự cố: Nếu mô tơ hoạt động không đúng định mức, hoặc mô tơ gặp sự cố sẽ làm ảnh hưởng tới chu trình quay của lồng giặt, gây ra hiện tượng máy giặt bị rung.
Dây curoa bị trùng: Dây curoa bị trùng sẽ làm giảm hiệu suất của động cơ truyền cho lồng giặt, lồng sẽ bị rung.