Các tấm màng mỏng có nhiệm vụ khử hơi ẩm ra khỏi không khí, sau đó không khí đã khử ẩm được chuyển sang một thiết bị làm mát dạng bay hơi hấp thụ nhiệt bằng nước. Không khí mát, khô được sử dụng để làm mát nội thất trong phòng, mà không hề phả ra khí nóng hay mùi khó chịu vào môi trường. Ngoài ra, hệ thống còn gom được ít nhất 15 lít nước sạch có thể uống được mỗi ngày.
Theo Phó giáo sư Ernest Chua - Khoa Cơ khí thuộc NUS, trưởng nhóm nghiên cứu: Đây là hệ thống điều hòa không khí từ nước, có thể làm mát không khí đến 18oC mà không sử dụng máy nén và hóa chất làm lạnh như các loại máy điều hòa hiện có, nên được xem là giải pháp hiệu quả về chi phí và môi trường.
"Đối với các tòa nhà nằm ở vùng nhiệt đới, hơn 40% năng lượng tiêu thụ của công trình là dùng cho điều hòa nhiệt độ, nếu hệ thống trên được áp dụng sẽ mang tính kinh tế cao, cả về hiệu quả điện năng lẫn giải pháp môi trường bền vững". Phó giáo sư Ernest Chua khẳng định.
Theo các nhà khoa học NUS, hệ thống điều hòa không khí không dùng máy nén, hóa chất tiêu thụ điện năng ít hơn khoảng 40% so với các loại máy điều hòa dùng máy nén và sử dụng hóa chất làm lạnh như chlorofluorocarbon và hydrochloroflorocarbon. Ngoài ra, hệ thống này còn tạo ra nước uống mát lạnh từ không khí xung quanh nên mang tính kinh tế cao.