Đề tài “Nghiên cứu mô hình trường học thân thiện cho trẻ em vùng cao” giúp tạo ra mô hình trường học có không gian vui chơi, học tập theo 3 tiêu chí: Thân thiện, năng động và kinh tế. Mô hình này đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ em vùng cao, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập, nâng cao kiến thức tại một môi trường phù hợp.
Mô hình trường học thân thiện cho trẻ em vùng cao của nhóm sinh viên Đại học Kiến trúc Hà Nội - Ảnh: Nguồn Internet.
|
Mô hình được thiết kế sử dụng các vật liệu thân thiện, sẵn có tại địa phương như: Tường đất kết hợp ximăng, đảm bảo khô ráo khi trời mưa và mát mẻ khi trời nắng. Vật liệu tre cùng tấm lợp sinh thái Onduline không độc hại và có độ bền cao, cách âm và nhiệt tốt.
Đề tài được ban tổ chức đánh giá là một ý tưởng có tính mới mẻ và thỏa mãn tiêu chí cao nhất của Holcim Prize, đó là tính khả thi của ý tưởng và hướng đến định hướng phát triển bền vững cho cộng đồng.
Ban tổ chức cũng trao thưởng giải "Bảo vệ môi trường" cho đề tài “Bếp củi cải tiến bảo vệ môi trường” của ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM và đề tài “Xây dựng quy trình trồng nấm rơm trên lục bình và xử lý nguồn bã thải sau trồng nấm làm chế phẩm vi sinh” của ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng; giải "Phát triển cộng đồng" cho đề tài “VReader - thiết bị hỗ trợ người khiếm thị đọc sách bằng công nghệ nhận dạng hình ảnh”.
Cùng với tổng giá trị phần thưởng 85 triệu đồng, nhóm sinh viên đoạt giải còn được Ban tổ chức hỗ trợ 200 triệu đồng để triển khai ý tưởng thành dự án thực tế.
Giải thưởng Holcim Prize là một sân chơi khoa học, nơi sinh viên trình bày những ý tưởng có thể ứng dụng vào thực tế, giải quyết những nhu cầu bức thiết của cộng đồng, theo định hướng phát triển bền vững.
Vượt qua vòng thi ý tưởng, các bạn sinh viên sẽ phải đối mặt với một thách thức nữa là triển khai dự án vào thực tế.
Thách thức này đồng thời cũng là cơ hội để các bạn hoàn thiện hơn kỹ năng quản lý dự án, điều phối các bên liên quan, quản lý tài chính, kiểm chứng lý thuyết trong thực hành…
|