Ảnh minh họa
|
Theo tờ Bưu điện New York (NYP), Mỹ số ra trung tuần tháng 12, các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Singapore vừa tìm ra một phương pháp mới, giải quyết vấn đề rác thải nhựa hiện tại theo hướng thân thiện với môi trường, biến rác thải nhựa thành acid để sản xuất điện năng.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Advanced Science, theo đó, NTU đã tìm ra cách tổng hợp một loại xúc tác mới từ nguyên tố vanadium và nhôm có hiệu suất tổng hợp cực lớn. Nó có thể thể hòa tan trong dung dịch chứa những loại nhựa khó phân hủy như polyethylene nhờ hỗ trợ của ánh sáng mặt trời, phá vỡ liên kết carbon-carbon trong thời gian chỉ khoảng 6 ngày. Xúc tác này giải quyết được bài toán khó phân hủy của nhựa thải do cấu trúc hóa học chứa các liên kết carbon-carbon cực bền và chỉ bị hóa lỏng ở nhiệt độ cực lớn hay có sự trợ giúp của kim loại nặng.
Trước tiên, nhựa thải được xử lý trong dung dịch đã qua đun nóng, khoảng 85 độ C, sau đó bổ xung xúc tác dạng bột chứa vanadium và nhôm và kết hợp thêm ánh sáng mặt trời. Kết quả, liên kết carbon-carbon tự phá vỡ hoàn toàn chỉ trong thời gian 6 ngày. Quá trình này giúp polyethylene chuyển hóa thành axit formic, vật liệu có thể dùng để sản xuất pin nhiên liệu, tạo năng lượng điện.