Bà Lê Thị Thiện – Hội viên Phụ nữ khu phố 5, phường 7, thành phố Vũng Tàu: “ Mỗi tháng giảm 100.000 đồng tiền điện”
Tôi thường xuyên nhắc nhở các thành viên gia đình tôi thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện như: Chỉ dùng các loại đèn huỳnh quang, đèn compact hoàn toàn không dùng đèn sợi đốt. Thực hiện tắt đèn, tắt hết các thiết bị điện không cần thiết khi ra khỏi nhà. Tắt đèn ở nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng riêng khi không có người sử dụng.
Tủ lạnh để ở chế độ lạnh 5 độ C, ngăn đá từ âm 15 độ C đến âm 18 độ C, thường xuyên kiểm tra gioăng cao su cửa, vệ sinh lớp tuyết không để dày quá 5 ly. Máy lạnh chỉ sử dụng khi cần thiết và bật ở nhiệt độ 25 độ C.
Tắt tivi và tắt quạt bằng nút bấm trên máy, không tắt bằng điều khiển từ xa. Quạt điện bật tốc độ trung bình, không bật ở mức độ quá cao. Không sử dụng bàn ủi trong phòng bật máy lạnh, không ủi quần áo ướt, thường xuyên lau sạch bề mặt bàn ủi.
Máy vi tính nếu không sử dụng trong vòng 15 phút thì bật chế độ chờ, nếu ngưng sử dụng từ 30 phút trở nên thì tắt hẳn màn hình.
Với những biện pháp đã làm ở trên, chi phí tiền điện trong gia đình tôi giảm từ 80-100 ngàn đồng mỗi tháng so với trước đây.
Bà Đỗ Thị Trà – Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội: “Phổ biến kinh nghiệm"
Là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ thị trấn Trâu Quỳ, tôi luôn thực hiện tốt việc tuyên truyền tiết kiệm điện trong hộ gia đình. Trong những buổi sinh hoạt của các chi hội phụ nữ của Hội liên hiệp phụ nữ, ngoài những cẩm nang tiết kiệm điện, tờ rơi tiết kiệm điện phát cho các chị em, tôi còn tập huấn, phố biến những kiến thức sử dụng điện an toàn tiết kiệm và hiệu quả mà mình đã được học từ những tuyên truyền viên của Công ty Điện lực Long Biên.
Cùng với đó là những kinh nghiệm tiết kiệm điện tại hộ gia đình mình, ngoài việc sử dụng các thiết bị điện có thương hiệu, được gắn tem tiết kiệm năng lượng… tôi còn phổ biến kinh nghiệm dùng bình nước nóng năng lượng mặt trời nhà mình trong việc tận dụng nước nóng đó để thổi cơm, giặt đồ…Vào giờ cao điểm, rất cần sử dụng điện sao cho hợp lý.
Bà Nguyễn Thị Nội – Tổ dân phố Thành Trung – Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội: “Tiết kiệm điện giờ đã trở thành thói quen trong gia đình”
Muốn tiết kiệm điện tất cả các thành viên trong gia đình phải tự giảm sử dụng điện hàng ngày mà vẫn đảm bảo được nhu cầu tiện nghi trong sinh hoạt của mình. Đây là việc làm rất khó với gia đình, có nhiều câu hỏi được đặt ra như: Nếu tiết kiệm điện được tốt thì gia đình được cái gì? Làm cách nào để tiết kiệm điện khi phần lớn các thiết bị sử dụng trong gia đình đều là thiết bị điện? Tiết kiệm điện như thế nào để có hiêu quả lâu dài đem lại lợi ích thiết thực cho gia đình, đồng thời đóng góp trách nhiệm của người dân đối với việc phát triển bền vững của đất nước?
Với những suy nghĩ trên gia đình tôi đã hội ý để cùng nhau tìm ra các giải pháp tiết kiệm điện. Mỗi thành viên trong gia đình phải từng bước tự điều chỉnh hành vi sử dụng điện, tiết kiệm điện khi sử dụng tấ cả các vận dụng dùng điện trong gia đình. Từ ngõ đến phòng trong nhà, nhà bếp đều thực hiện theo phương châm “Ra tắt, vào mở”, kết hợp với những việc làm như: Thay thế các thiết bị điện cũ bằng những thiết bị thế hệ mới có tính năng tiết kiệm điện. Bóng đèn sợi đốt được thay thế bằng những bóng đèn tiết kiệm điện compact, đèn huỳnh quang T10 thay bằng đèn tuýp gầy T5, T8. Tiếp đó là giảm thiểu số lần mở cửa tủ lạnh để tránh mất độ lạnh của tủ nhằm thực hiện việc tiết kiệm điện.
Khi sử dụng máy lạnh chúng tôi chỉ để ở nhiệt độ trung bình từ 25 – 27 độ C. Đồng thời tắt máy lạnh trước khi ra khỏi phòng từ 5 – 10 phút, chỉ sử dụng máy lạnh khi cần thiết, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ (3-6 tháng/lần). Là quần áo vào những giờ thấp điểm, tập trung là đồ trong 1 lần để tiết kiệm điện và là theo nguyên tắc là ủi những đồ mỏng trước, đồ dày sau để tránh sun vải, sau đó rút phích cắm và tận dụng sức nóng còn lại để là những đồ mỏng còn lại mà không phải tốn điện.
Khi giặt đồ, gia đình chúng tôi chú trọng đến khối lượng đồ giặt vào máy cho phù hợp với công suất máy, chỉ cho máy hoạt động khi đã đủ số lượng đồ giặt để tiết kiệm điện và nước. Đồng thời không sử dụng máy giặt vào những giờ cao điểm.
Hiện nay, khi xem tivi các thành viên trong gia đình chúng tôi đều tập trung ở phòng khách và hạn chế mở tivi ở từng phòng, đồng thời tắt ngay các bóng đèn điện không cần thiết trong phòng nhằm tiết kiệm điện. Sau khi xem xong không tắt tivi bằng điều khiển mà tắt bằng nút tắt ở tivi và rút phích cắm, ngoài việc tiết kiệm điện chúng tôi cảm nhận được sự đoàn tụ, ấm cúng trong những thời điểm cả nhà cùng xem tivi.
Trong những ngày đầu thực hiện các hành động để tiết kiệm điện này, gia đình chúng tôi cảm thấy rất khó chịu và bực bội, phải luôn tuân thủ theo một quy trình và phải luôn nhắc nhở nhau để thực hiện, nhưng việc đó cũng dần quen theo thời gian và chúng tôi cũng cảm thấy quen dần.