Việt Nam: Nhiều tiềm năng điện gió ngoài khơi

Là thông tin tại Hội thảo Phát triển điện gió ngoài khơi do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức mới đây. 

Hội thảo là một hoạt động trong tuần làm việc của đoàn công tác Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bên cạnh các buổi làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, gặp gỡ, làm việc với các bên có liên quan để xây dựng chương trình hợp tác hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới với Bộ Công Thương về phát triển điện gió ngoài khơi.

Theo ông Đỗ Đức Quân - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), ước tính của WB cho thấy, Việt Nam có tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi khoảng 260 GW. Đây là nguồn năng lượng sạch rất lớn cần nghiên cứu, đánh giá, đề xuất lộ trình khai thác hợp lý. Tuy nhiên, để có thể chuyển được từ tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi sang tiềm năng thương mại cần nhìn nhận được các khó khăn vướng mắc để tìm giải pháp vượt qua về chính sách khuyến khích, kỹ thuật phức tạp, tác động môi trường phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau... “Do đó, để khai thác hợp lý tiềm năng này, Việt Nam đã và đang nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Đan Mạch, Hà Lan, Đức...”- ông Đỗ Đức Quân cho biết.

Với việc nguồn cung điện đang được đánh giá là rất khó khăn, thì việc trông đợi nguồn cung từ các dự án điện năng lượng tái tạo càng trở nên quý giá. Theo đánh giá của WB, Việt Nam là nước có tiềm năng điện gió lớn nhất Đông Nam Á với tổng tiềm năng điện gió ước đạt hơn 513.000 MW, cao gấp 6 lần công suất dự kiến của ngành Điện vào năm 2020 và lớn hơn nhiều so với tiềm năng các nước trong khu vực như Thái Lan (152.392 MW), Lào (182.252 MW) và Campuchia (26.000 MW) thì con số dự kiến khai thác được thực sự quá khiêm tốn...


  • 21/10/2019 03:10
  • Nguồn: congthuong.vn
  • 1707