- Truyền thông trên mạng xã hội tại trang https://www.facebook.com/giotraidatvn từ ngày 12/3 đến hết tháng 3/2020.
- Truyền thông trên các màn hình tại các khu thương mại, khu dân cư... trong tháng 3/2020.
- Truyền thông giáo dục công chúng thông qua 100 bức vẽ trên các bốt điện tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), bắt đầu từ ngày 24/3/2020.
- Đặc biệt, trong ngày 28/3 - WWF sẽ tổ chức 1 buổi tọa đàm với các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, môi trường... trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam.
Poster truyền thông Giờ trái đất 2020 của WWF. Ảnh: Đơn vị cung cấp. |
WWF Việt Nam kêu gọi mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân hãy thay đổi hành vi tiêu dùng trong những lĩnh vực có thể: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo; giảm thiểu việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, chỉ sử dụng khi cần thiết; không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc động vật hoang dã, như những gì mà thông điệp Giờ trái đất 2020 muốn truyền tải là ‘Thay đổi hành vi tiêu dùng vì một hệ sinh thái khỏe mạnh’.
Sau khi kết thúc chiến dịch Giờ trái đất 2020, WWF Việt Nam sẽ kêu gọi mọi người cam kết thực hiện các hành vi tiêu dùng của mình trong những lĩnh vực có thể nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong vòng 1 năm tại trang web của WWF, đồng thời tổng kết chiến dịch Giờ trái đất 2020.
Năm nay, sự kiện chính tắt đèn hưởng ứng Giờ trái đất sẽ diễn ra vào ngày 28/3/2020, thứ Bảy lúc 20h30 - 21h30.
Chiến dịch Giờ trái đất tại Việt Nam luôn thu hút được nhiều tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia hưởng ứng. Ảnh: Ng.Tuấn. |
Năm 2020, Bộ Công Thương chuyển giao cho WWF Việt Nam là nhà tổ chức chính của chiến dịch, với sự bảo trợ của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mục đích:
* Xã hội hóa các hoạt động về truyền thông trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng,
* Đổi mới công tác tuyên truyền vận động hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất theo hướng sáng tạo, thiết thực nhằm mang lại hiệu quả tuyên truyền cao.
|