Tuy vậy, vẫn có một số cách giúp bạn xử lý tốt những căng thẳng xuất phát từ những mối quan hệ gia đình, để sống hạnh phúc hơn.
1. Tương tác với người thân
Dành thời gian cho các thành viên gia đình giúp bạn tránh được phản ứng thái quá có thể dẫn đến những tình huống gây căng thẳng, giúp phóng thích các hormon giảm căng thẳng.
Việc dành chút thời gian để nói chuyện với con cái về một ngày của chúng hoặc cùng con chơi game có thể giúp bạn kiểm soát stress tốt hơn.
2. Giải tỏa stress sau công việc
Lúc ở cơ quan, bạn có thái độ vui vẻ với mọi người, nhưng lại không thể hiện điều này với gia đình khi về nhà và vô tình tạo căng thẳng mà không hề hay biết.
Nếu vừa mới kết thúc một ngày làm việc cực kỳ căng thẳng, hãy dừng lại trước khi bước vào cửa nhà vào buổi tối, thực hiện vài hơi thở sâu hay nghe một vài giai điệu êm dịu, để giúp tâm trạng tốt hơn trước khi nhìn thấy vợ/chồng của mình và con cái. Có thể ngồi thiền hoặc làm bất cứ điều gì để giảm căng thẳng sau một ngày làm việc dài.
Đem những nỗi bận tâm từ chỗ làm việc về nhà sẽ tạo không khí căng thẳng cho gia đình vào cuối ngày.
3. Cùng xem tivi
Cả gia đình cùng ngồi xem tivi là thể hiện của sự gắn bó, yêu thương lẫn nhau. Sự gắn bó có thể là cùng nhau chia sẻ những món ăn vặt, đập vào tay nhau khi xem một trận bóng hay… Cùng cười phá lên khi xem những chương trình tivi cũng là khoảnh khắc mọi người được chia sẻ điểm chung với nhau, góp phần tạo nên một kỷ niệm đẹp.
4. Duy trì những thói quen hằng ngày
Những thói quen hằng ngày và tính liên tục của chúng chính là nền tảng để phát triển gia đình. Việc vợ chồng cùng ngồi bên nhau lúc cuối ngày, đọc truyện cho con nghe trước khi đi ngủ... tuy ít ỏi nhưng có thể đem lại cảm giác khuây khỏa, gắn bó giữa vợ chồng với nhau.
5. Chia sẻ công việc nhà
Không ai thích làm việc nhà, nhưng chúng là những việc phải được làm. Phân chia đồng đều công việc nhà, từ nhỏ đến lớn, có thể ngăn ngừa những xung đột trong tương lai.
Nếu mọi người cùng bắt tay vào làm việc, sẽ không ai có cảm giác bị ngược đãi, đồng thời dạy cho con cái cách không nản lòng khi không có khả năng hoàn thành một công việc, để chúng có thêm những kỹ năng cần thiết khi sống riêng.
6. Tạo ra và duy trì những hoạt động gia đình
Bạn không cần lên kế hoạch gì nhiều, chỉ cần dành ra một ngày cuối tuần trong tháng hay một đêm của một tuần để mọi thành viên có dịp trò chuyện vui vẻ, cởi mở với nhau. Cùng chơi game, làm một dự án nghệ thuật hay tản bộ là những hoạt động không phức tạp lại không tốn kém nhiều tiền bạc.
7. Giao tiếp
Bạn là người thấu hiểu bạn đời, con cái của mình nhất. Khi họ có những cách cư xử khác nhau hoặc thiếu kiểm soát bản thân, bạn có thể nhanh chóng phát hiện ra chúng. Thay vì né tránh, hãy hỏi điều gì đang xảy ra.
Nếu con bạn đang trong độ tuổi thiếu niên, tâm lý thường thay đổi khó đoán, trẻ có thể khước từ sự chất vấn của bạn, vì thế việc để trẻ biết rằng bạn sẵn sàng nói chuyện sẽ khích lệ chúng không tạo khoảng cách với bạn.