1.Trả nợ
Bước đầu tiên trong công cuộc làm giàu bản thân là bạn cần phải trả hết nợ tồn đọng. Không nhất thiết phải trả hết nợ trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể trả dần dần, từ khoản có lãi suất cao đến thấp. Những khoản tiền có lãi từ 5 – 20% trở lên bạn nên thanh toán càng nhanh càng tốt để có thể nhanh chóng nắm chắc quyền kiểm soát tài chính của bản thân.
2. Tiết kiệm
Bạn đừng nên tiêu xài hoang phí như những người giàu từ “trong trứng” mà hãy tiết kiệm từ những điều nhỏ, giảm chi tiêu hết sức có thể. Hãy tạo cho bản thân khoản tiền tiết kiệm nhằm giải quyết những khó khăn khi cần thiết. Bạn có thể tiết kiệm dần dần, giảm chi tiêu luỹ kế theo từng tháng, mỗi tháng nâng lên một chút. Khoản tiền tiết kiệm này có thể sẽ là vốn để bạn bắt đầu tự kinh doanh hay khởi nghiệp trong tương lai gần.
3. Duy trì sổ tiết kiệm
Trong bất kỳ tình huống nào kinh doanh, hãy cố gắng giữ cho mình một đường lui – một khoản tiền riêng sẽ là kế hoạch dự phòng khi có vấn đề xảy ra. Mọi chủ doanh nghiệp đều có phương án dự phòng mỗi khi thực hiện một kế hoạch kinh doanh. Thông thường họ sẽ luân chuyển một khoản tiền trong khoảng từ 3- 6 tháng để xoay vòng vốn, nhằm mở rộng mô hình kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp.
4. Là chủ sở hữu
Sau khi khoản tiết kiệm tiền được xây dựng một cách vững chắc, hãy suy nghĩ đến việc thành lập doanh nghiệp chính bạn làm chủ sở hữu. Hãy làm việc chăm chỉ và bạn sẽ được thưởng một cách xứng đáng. Sự giàu có là quyền của tất cả mọi người. Ban đầu bạn có thể đầu tư trái phiếu hoặc cổ phiếu để nhân rộng số tiền vốn, sau đó hãy mở rộng danh mục đầu tư để xoay vòng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.
Người ta không chỉ xây dựng thành công của bản thân bằng sự chăm chỉ mà còn rất cần các chiến lược riêng. Để trở thành người làm chủ sở hữu, bạn cần xác định rõ mục tiêu của bản thân, nắm vững những điều cần làm, phải làm để xây dựng nền móng vững chắc. Không phải ai cũng dễ dàng thừa hưởng sự giàu có sẵn có. Chỉ có sự nỗ lực và chiến lược đúng đắn mới giúp bạn duy trì và phát triển sự nghiệp.