Câu chuyện về "quyền lực" của lời khen và những điều suy ngẫm

“Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”, sức mạnh của một câu nói lớn ngần nào?

Một ông lão đã về hưu và tìm thú vui với việc chăm sóc khu vườn của mình. Ông chăm sóc từng đóa hoa và yêu mến chúng. Một ngày nọ, có một đám trẻ chạy vào khu vườn nhà ông đùa giỡn và làm hư khu vườn của ông. Quá buồn bực, ông quyết định làm hàng rào để bảo vệ vườn hoa. Nhưng bọn trẻ vẫn không ngại ngần mà xông vào trong hàng rào nhà ông để đùa giỡn. Ông đuổi bọn chúng đi và buồn bực.

Vợ ông biết chuyện và chỉ cho ông một cách…

Ngày hôm sau nữa, đám trẻ vẫn cứ xông vào khu vườn nhà ông để chạy giỡn và tiếp tục làm hư vườn hoa của ông. Ông phát hiện và bắt lấy thằng nhóc “đầu đàn”, nhưng thay vì mắng nó, ông đã nói:

- Simon, cháu đừng lo, ta sẽ không làm gì cháu đâu.

Simon: Sao ông lại biết tên cháu?

Ông lão nói: Chẳng những vậy, ta còn biết cháu là cậu bé ngoan nhất khu phố này. Ai ai cũng khen ngợi.

Simon: Cháu ư?

Ông lão: Đúng vậy. Ta đang cần một người bảo vệ vườn hoa này, ta phong cho cháu làm đội trưởng đội bảo vệ vườn hoa. Không biết cháu có thích không?

Simon: Đội trưởng ư? Sao ông lại tin tưởng giao nó cho cháu?

Ông lão: Vì cháu là một cậu bé khỏe mạnh, thông minh và dũng cảm. Cháu còn là thủ lĩnh của đám trẻ trong khu phố nữa, có đúng không? Lát nữa ta sẽ phá bỏ hàng rào này đi, ta tin cháu là một đội trưởng xuất sắc luôn hoàn thành nhiệm vụ.

Simon: Thật sao ạ? Để không phụ lòng tin tưởng của ông, cháu hứa sẽ hoàn thành nhiệm vụ.

Ảnh minh họa

Đúng như lời hứa, Simon đã thông báo với đám bạn về việc mình "lên chức" đội trưởng bảo vệ hoa. Nó cũng bắt đầu khuyên các bạn mình cùng có ý thức khi chơi đùa ở vườn hoa và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ của mình. Kể từ đó, ông lão không còn phải lo vườn hoa nhà mình bị lũ trẻ trong khu phố hay những nơi khác đến phá hoại nữa.

Việc ông lão mạnh dạn để cậu bé Simon giúp mình trông khu vườn đã cho ta thấy được sức mạnh của lời khen ngợi. Đôi khi, những lời trách mắng, những đòn trừng phạt hay sự giận dữ không thể làm được gì. Chỉ có những lời khen ngợi, động viên giúp đối phương một lối thoát để sửa sai mới thật sự hữu hiệu.

“Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”, sức mạnh của một câu nói lớn ngần nào? Đối mặt với một người đang lầm lỗi, chỉ một câu nói yêu thương, quan tâm và khích lệ, có thể cải biến cuộc đời của một con người.

Một câu chuyện khác tại Trung Quốc, nữ tài xế taxi Tiểu Vương gặp phải một tên cướp, cô liền lấy tất cả số tiền có trên người giao cho tên cướp và nói: “Hôm nay tôi chỉ kiếm được một ít như này, nếu như cậu chê ít, tôi sẽ đem hết mấy đồng tiền lẻ ra đưa cho cậu nhé!”

Thấy chị tài xế thoải mái dễ dàng như vậy, tên cướp có chút sững sờ, Tiểu Vương nói tiếp: “Nhà cậu ở đâu? Để tôi đưa cậu về nhà nhé, đã muộn như này rồi, người nhà cậu sẽ lo lắng lắm đấy!”

Sự quan tâm của chị tài xế, khiến cho tên cướp thu hồi con dao nhọn lại. Thấy không khí có vẻ hòa hoãn, Tiểu Vương không để mất thời cơ mà dẫn dắt tên cướp: “Gia đình tôi trước đây cũng khó khăn lắm, sau này tôi theo người ta học lái xe, rồi làm nghề này. Mặc dù không kiếm được nhiều tiền, nhưng cuộc sống cũng không đến nỗi tệ. A! Cậu là một nam tử hán, tứ chi khỏe mạnh, làm một chút việc gì đó có phải tốt hơn không, lại đi vào con đường này làm gì để cả đời này bị hủy hoại à!”

Khi đến chỗ kẻ cướp muốn xuống, Tiểu Vương lại nói: “Tiền của tôi cho coi như để giúp đỡ cậu, hãy dùng nó làm một chút việc đúng đắn, sau này đừng lại làm cái việc không ra người này nữa nhé”.

Suốt quãng đường đi, tên cướp không nói một lời nào, vậy mà đột nhiên khóc to thành tiếng, lấy hết số tiền nhét vào tay Tiểu Vương và nói: “Chị Hai à, em sau này cho dù có chết đói cũng quyết không làm việc này nữa!"

Trên đây là hai cậu chuyện thể hiện sức mạnh của lời nói trong cuộc sống. Vậy, ta tự hỏi sức mạnh của một câu nói lớn đến mức độ nào? 

Khi đối mặt với một người đang lầm lỗi, đang bị những lời nói cay độc vây quanh, một câu nói chứa đựng sự quan tâm, yêu thương che chở và khích lệ sẽ tựa như một ngọn lửa bùng cháy, nó đem lại cho người ta sự ấm áp, và nhen nhóm lên trong sâu thẳm nội tâm người ta một ngọn lửa của sự tự tin và tự tôn. Nó khiến người ta được tái sinh mà cố gắng hăm hở, tích cực hướng lên.

Khi một người bị rơi vào cảnh tuyệt vọng, xung quanh mờ mịt không rõ phương hướng, một câu nói chỉ bảo, thăm hỏi an ủi và tán thưởng. Giống như một ngọn đèn soi đường, giúp cho họ từ trong bóng tối mà nhìn được ánh sáng của con đường phía trước, vì thế mà phá tan được màn đêm sương mù dày đặc mà bước ra thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn.

Theo nghiên cứu của Mỹ, lời khen chân thành sinh ra chất Dopamine một loại doping tích cực làm cho người nhận cảm thấy hạnh phúc và tự hào. Người Việt chúng ta rất khó khăn khi khen ngợi người khác. Bởi môi trường giáo dục của chúng ta không đánh giá cao giá trị của lời khen. Nếu bạn khó có thể khen ngợi người khác, thử nghĩ xem lý do tại sao?

Một câu nói có thể trở thành ánh mặt trời sưởi ấm cuộc đời người khác, có thể đem lại cho họ một cuộc đời ấm áp và rực sáng.


  • 14/09/2015 09:52
  • Theo phunutoday.vn
  • 4285


Gửi nhận xét