Người tiếp lửa truyền thống phụ nữ Việt Nam Anh hùng

Đó là chị Ngô Thị Tuyết - Nữ cán bộ công đoàn, nguyên Phó Trưởng Ban Nữ công, Công đoàn Công ty Điện lực 3 (nay là Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Trung) - Dũng sĩ diệt Mỹ năm xưa đã vinh dự được gặp Bác Hồ.

Tuổi thơ dữ dội và những hồi ức không quên

ChịTuyết sinh ra trên mảnh đất anh hùng Quảng Ngãi, trong một gia đình Cách mạng, mới 10 tuổi đã phải chứng kiến cái chết của cha, mẹ và anh trai mình bị bọn Mỹ sát hại dã man, để lại đứa em trai mới đầy tuổi cho chị chăm sóc. Nung nấu mối thù nhà, chị xin gia nhập đội du kích xã để có cơ hội trả thù cho những người thân yêu trong gia đình và bà con làng xóm.

Hàng ngày chị lên núi nơi có lính Mỹ đóng quân cùng với mấy đứa trẻ chăn bò, chị lân la đến gần, vừa là để làm quen, rồi lợi dụng sơ hở chị đã lén lấy đồ hộp, lựu đạn cùng các loại thuốc men của lính Mỹ để về tiếp tế cho bộ đội. Chị tập trung quan sát xem bọn Mỹ có bao nhiêu cụm, mỗi cụm có mấy tên, được bố trí ra sao…, rồi chị thông tin lại cho mấy anh.

Nhờ đó mà du kích xã đã lên được kế hoạch để ứng phó với những trận càn của giặc. Sau nhiều lần thành công, chị đã được các anh dạy bắn súng và trở thành tay súng bắn tỉa xuất sắc. Trong lần giặc đi càn, chị đã tiêu diệt gọn 4 tên lính Mỹ, được phong là dũng sĩ diệt Mỹ, khi đó chị mới 12 tuổi. Được hỏi sao chị bắn tỉa giỏi thế. Chị cười khiêm tốn“ thì trời ơi con nít thời đang chiến tranh mà… đứa nào cũng biết bắn hết”.

ChịTuyết (đứng thứtư, hàng thứhai bên trái) tham gia đoàn Đại biểu Việt Nam sang nước ngoài công tác.
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị sụt sùi kể trong nước mắt khi nghĩ đến đồng đội của mình đã hi sinh. Đó là lần chị cùng chị Sỹ, chị Trà đi cài mìn chờ lính Mỹ xuống để giật nhưng mìn không nổ, cả ba chị em vội chạy lên kiểm tra, không may mìn nổ, chị Sỹ đã nhào vào ôm gọn quả mìn và hi sinh. Chị Tuyết và chị Trà đứng sựng như chết, nếu chị Sỹ nằm áp sát xuống đất thì chắc chỉ bị thương, nhưng chắc chắn chị và chị Trà sẽ chết bởi hai chị đứng sát ngay quả mìn. Hành động của chị Sỹ cho thấy tình đồng đội thật thiêng liêng, cao cả, kể tới đây chị lại lấy tay quyệt quyệt nước mắt.

Chị nhớ lại lần giải cứu cán bộ trong một lần Huyện ủy tổ chức tập huấn, cũng là lần đôi chân của chị đã bị giặc bắn nát. Vì có chỉ điểm nên bị lộ, chúng đã cho máy bay, dàn quân quanh ngôi làng. Các chiến sĩ nhanh chóng qua sông thoát khỏi vòng vây của địch. Còn lại chị và chị Trà chạy ra sau gặp 3 anh bộ đội bị kẹt lại, hai  chị bàn với nhau lấy thuyền đểchởmấy anh qua sông, trên thuyền có bé Tịnh (khoảng 8 tuổi) cứ đòi theo, các chị không cho đi “em đi rất nguy hiểm, một sống một chết đấy”, bé Tịnh cương quyết “ chết em cũng không sợ”, các chị đã đưa mấy anh bộ đội xuống thuyền, lấy lưới đánh cá chùm lên. Địch phát hiện, chúng nã đạn cối như mưa, trên đầu thì máy bay nhào lộn, chị còn nhìn thấy những khẩu súng đen ngòm từ trên máy bay chĩa xuống chiếc thuyền. Bé Tịnh trúng đạn M79 hi sinh ngay trên thuyền, chị Tuyết đã hướng dẫn các chiến sĩ nhảy ra khỏi thuyền lặn sâu vào bờ nơi có rất nhiều cây đước để tìm cách thoát ra. Chiếc thuyền bị bắn nát và chìm cùng với vũ khí của các anh bộ đội, chị Tuyết thấy đau nhức ở đôi chân nói với chị Trà “em bị thương rồi”, hai chị em cố dìu nhau bơi, tìm cách để địch tập trung vào các chị làm lạc hướng chúng không để ý đến các chiến sĩ nữa. Bọn Mỹ nhao ra quấn tóc lôi các chịvào bờ, để nằm đó rất lâu, gió biển buổi chiều tối rất lớn, cuộn cát dập hết vào mặt chị, máu và cát quyện vào nhau cứng đơ. Thấy trên người không có vũ khí nên bọn Mỹ lầm tưởng các chị là dân thường đưa chị về bệnh xá ngụy ở Quảng Ngãi. Bọn ngụy nghe tin chị bị thương đã lùng sục tìm nhưng chị đã được giải thoát trước đó 1 giờ, đó là vào buổi chiều ngày 25/12/1965.

Hành trình ra Bắc chữa thương

Sau khi bị thương chị không còn chiến đấu được nữa (giọng chị có phần tiếc nuối), đồng đội đã đưa chị đi chữa trịvết thương. Cả năm trời, tuy xương đã liền nhưng đôi chân chị vẫn rất yếu. Tại Hội nghị chiến sĩ thi đua, Khu ủy miền Trung đã quyết định đưa chị ra Bắc để chữa thương. Ròng rã 3 tháng trời trên đường rừng Trường Sơn chị được các anh giao liên khiêng trên cáng. Đi đường rừng cực lắm, có những cái dốc dựng đứng đi cả buổi mới tới đỉnh đèo, tối sẩm mới xuống được dốc núi.

Nếu trúng mùa mưa đường rất trơn, nếu chỉ sểnh chân sẽ ngã xuống núi, đã thế các anh còn chẳng có cơm ăn, chỉ ăn củ mài, củ sắn cho qua ngày, chị lại nghẹn ngào nói trong nước mắt,” thương binh như chị còn có chế độ ăn cơm”. Điều mà  chị sợ nhất là gặp phải “vắt rừng “, chị rùng mình kể“ vào mùa mưa nhiều vắt lắm, chỉ nghe tiếng sột soạt của chân người là nó “dòm dòm , dương lên như chông, sợ lắm”. Chúng tôi đùa chị” sợ vắt hơn cả sợ Mỹ”, chị cười hinh hích. Được hỏi, ròng rã 3 tháng trời như vậy, là con gái, đến kỳ“ đèn đỏ” của phụ nữ thì chịphải làm sao?, chị ngẩn người hỏi”  đèn đỏ” là gì?, chúng tôi cười ngả nghiêng,” là ngày của phụ nữ hàng tháng ấy”, giờ chị mới hiểu, chị cười hồn hiên “ Ồ, khi đó làm gì đã có, mới 16 tuổi mà, còn bé lắm”.

Thế cũng còn may, chứ cứ nghĩ đến cảnh người phụ nữ “đến ngày” đã không tự phục vụ mình, khiêng cáng lại là nam giới trong điều kiện thiếu thốn thì thật là bất tiện cho chị. Trên đường đi chị gặp vô kể các đoàn bộ đội ngoài Bắc nối nhau vào Nam để đánh giặc, “trời, các anh trẻ măng à”, giọng chị hào hứng. Ai sốt rét thì ở lại, khỏe lại đi, đoàn người cứ như vậy hối hả, nhiều lúc còn bị tắc đường nữa chứ. Thấy cô du kích, giao liên còn quá trẻ bị thương như vậy càng khích lệ các anh ra trận, đi rồi còn nhắn nhủ ” Em ra Hà Nội có khả năng được gặp Bác Hồ, nếu được gặp Bác nhớ thưa với Bác rằng mấy anh bộ đội ngoài Bắc vô Nam quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ để được đón Bác vào thăm ”, nghe vậy chị giàn giụa nước mắt.

Hạnh phúc lớn lao được gặp Bác Hồ 7 lần và trở thành người cán bộ Công đoàn

Chị không hề biết trước rằng mình sẽ được gặp Bác Hồ. Ra đến Hà Nội được 2 ngày thì chị được tin Bác Hồ cho vào gặp Bác, chị vô cùng bất ngờ. Đón chị là bác Phạm Văn Đồng, ngay lúc đó chị đâu biết đó là bác Đồng mà nghe mấy anh cảnh vệ giới thiệu mới biết, gặp chị bác Đồng hỏi ”Cháu là cháu Tuyết phải không, vào gặp Bác, nhớ kể chuyện vui cho Bác nghe, chớ kể chuyện buồn làm Bác xúc động nghe chưa” và “ đừng có gọi “chú” là “bác“ mà gọi là “chú”, chú Đồng nghe chưa, còn vào gặp Bác là Bác Hồ nhé”. Chị có biết đâu khi đó sức khỏe của Bác Hồ không được tốt.

Đến nơi, chị luống cuống, lật đật đến nỗi không làm sao tháo nổi chân ra khỏi chiếc dép cao su, đành đạp tuột cả quai dép, vậy mà Bác cũng biết, sau đó cho người sửa dép lại cho chị. Chị nhớ khi đó Bác mặc chiếc áo lụa màu mỡ gà, như đã chờ sẵn, Bác đón chị hỏi” Cháu Tuyết phải không, “dạ vâng, cháu là Tuyết” chị hồi hộp trả lời, “cháu khỏe không - ngồi đi”. Thế rồi Bác hỏi tình hình chị đi như thế nào, trong đó (miền Nam) đồng bào mình sống ra sao, gia đình chịcòn ai,có mấy anh em.

Chị đã kể cho Bác nghe những cực khổ của đồng bào và mong muốn miền Nam sớm giải phóng để được đón bác vào thăm, đồng thời không quên chuyển tinh thần quyết tâm đánh thắng  giặc của các anh bộ đội với Bác. Bác gật đầu chảy nước mắt. Chị được ở lại chơi và ăn cơm cùng Bác. Chị nhớ, khi Bác thấy những hạt cơm còn vương trên bát, Bác bảo chị ăn hết những hạt cơm còn vương trên bát đi, ở miền Nam dân mình còn khổlắm không có cơm mà ăn đâu cháu ạ. Với đĩa thức ăn chưa dùng đến, Bác sửa lại cho gọn và nói, “những thứ này bác cháu mình chưa dùng đến, để lại đây cho mấy chú dùng đừng có bỏ đi mà lãng phí”. Chị sợ nổi cả da gà và nhớ miết.

Sau đó chị được Bác cho đi học ở trường Công đoàn Trung ương (nay là trường Đại học Công  đoàn Hà Nội), Bác bảo, cháu là phụ nữ, sức khỏe yếu, phải chọn những việc phù hợp với sức của mình, Bác khuyên phải học cho tốt, sống trong dân, gần dân phải biết yêu thương dân, làm tốt công tác dân vận.

Chị được tham gia các đoàn đại biểu của Việt Nam đi các nước như Pháp, Nga, Cu Ba để tuyên truyền cho thế giới biết đến chiến tranh  ác liệt ở Việt Nam, về tội ác của đế quốc Mỹ. Trong những dịp lễ tết, hay ở nước ngoài về, chị đều được Bác cho gọi và nhiều lần, được ở lại chơi ăn cơm cùng với Bác. Lần được gặp Bác cuối cùng vào khoảng tháng 6/1969, lúc đó Bác đang mệt, mặc dù vậy Bác vẫn ân cần tỉ mỉ hỏi han việc học tập và không quên nhắc chị khi đi học phải đội mũ rơm để tránh bom. Kể đến đây giọng chị nhưng hẹn lại.

Đất nước thống nhất, chị về công tác tại Công đoàn tỉnh Quảng Nam và cơ duyên thế nào chị được chuyển về công tác tại văn phòng Công đoàn Công ty Điện lực 3. Mặc dù là thương binh nặng, sức khỏe yếu, nhưng chị vẫn luôn mang trong mình nhiệt huyết và nghị lực của người chiến sĩ năm xưa, đảm đương quán xuyến công việc của người nhân viên văn phòng, thủ quỹ đến vai trò của người cán bộ nữ công. Chị thường xuyên đi đến với các chị em gặp khó khăn, vùng sâu, vùng xa để thăm hỏi, động viên, tham gia tổ chức các hoạt động nữ công, xây dựng phong trào, với mọi công việc được giao, chị đều chu toàn và hoàn thành tốt. Cuộc đời của chị trải qua những năm tháng chứng kiến, trải nghiệm sự tàn khốc, ác liệt của chiến tranh, được che chở, được yêu thương đùm bọc trong tình đồng đội được thấm nhuần lời dạy của Người về tính “tiết kiệm, không lãng phí”, về tình yêu thương, chia sẻ khó khăn với đồng bào... những điều đó chị đã chia sẻ cho các thế hệ đồng nghiệp bằng việc làm và tinh thần của chị.

Những câu chuyện về chị đã truyền cho lớp thế hệ sau tính tiên phong, trách  nhiệm, quan tâm yêu thương người lao động, chan hòa giúp đỡ đồng nghiệp. Giờ chị đã bước sang tuổi 68 nhưng chịvẫn luôn là người tiếp lửa truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam và góp phần làm rạng danh hình ảnh người Phụ nữ Ngành Điện.


  • 06/09/2016 02:41
  • Nguồn: Ấn phẩm Phụ nữ ngành Điện - Tạp chí Công Thương
  • 1527