1,4 tỷ m3 nước cho đợt 1 đổ ải vụ Đông Xuân 2014-2015

Vụ Quản lý công trình thủy lợi và An toàn đập (Tổng cục Thủy lợi - Bộ NN&PTNT) cho biết, kết thúc đợt 1 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2014-2015 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ, các hồ thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang đã xả khoảng 1,4 tỷ m3 nước.

Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ NN&PTNT đã thống nhất đợt 1 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2014-2015 được thực hiện từ ngày 0h ngày 19/1 đến 24h ngày 23/1/2015 (tổng cộng 5 ngày). Tuy nhiên, để đảm bảo đủ nước phục vụ gieo cấy, các hồ chứa thủy điện đã tăng cường lượng xả qua phát điện từ ngày 17/1/2015 để bảo đảm dâng mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội ở mức thấp nhất 2,2 mét theo kế hoạch lấy nước.

Thực tế, trong thời gian lấy nước, mực nước sông Hồng tại Hà Nội được duy trì vượt mức yêu cầu, mực nước trung bình toàn đợt 1 là 2,32 mét, mực nước lớn nhất đạt được là 2,5 mét.

Trạm bơm dã chiến Phù Sa (Sơn Tây, Hà Nội) - Ảnh X.Tiến

Kết thúc đợt 1, diện tích gieo cấy khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ có nước là 235.971 ha, chiếm 37,35% tổng diện tích gieo cấy theo kế hoạch.

Đánh giá về những thành công bước đầu của đợt 1 lấy nước, ông Nguyễn Hồng Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi và An toàn đập cho biết: “Do dòng chảy hệ thống sông Hồng đã được duy trì ở mức tốt, đạt mức yêu cầu 2,2 mét, sớm hơn kế hoạch, đã tạo điều kiện thuận lợi cho hầu hết các địa phương lấy nước. Hệ thống công trình thủy lợi ở các khu vực khó khăn về nguồn nước như Bắc Đuống, Nam Đuống (tỉnh Bắc Ninh), Văn Lâm - Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) cũng được cải thiện nhiều so với năm 2014. Chính vì thế tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện giảm khoảng 300 triệu m3 nước so với cùng kỳ năm 2014”.

Sau khi kết thúc đợt 1 lấy nước, các công ty khai thác công trình thủy lợi sẽ tiếp tục vận hành hệ thống bơm để đưa nước lên ruộng từ nguồn nước của các sông nội địa, hệ thống kênh mương, hồ chứa thủy lợi và lợi dụng thủy triều; đến trước thời gian xả nước đợt 2, diện tích đủ nước dự kiến sẽ tăng khoảng 10% so với thời điểm kết thúc đợt lấy nước 1.

Tuy nhiên, để thúc đẩy tiến độ lấy nước đổ ải, Vụ Quản lý công trình thủy lợi và An toàn đập đề nghị các địa phương cần tiếp tục tranh thủ đưa nước lên ruộng trong thời gian trước đợt 2 lấy nước nếu có điều kiện về nguồn nước; nhất là các địa phương dang có diện tích lấy nước chưa cao như Bắc Ninh, Hưng Yên.

Đối với các địa phương gặp khó khăn về nguồn nước do hệ thống kênh mương trong nội địa chưa thông thoáng cần tiếp tục kiểm tra, giải quyết xong trước thời gian lấy nước đợt 2. Đồng thời, các địa phương tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông đại chúng ý nghĩa quan trọng của việc tiết kiệm nước, vận động nhân dân phối hợp với các đơn vị khai thác công trình thủy lợi tranh thủ đưa nước và quản lý nước trên ruộng chặt chẽ.

Bảng tổng hợp các địa phương lấy nước đổ ải sau khi kết thúc đợt 1

TT

Tỉnh, thành phố

Kế hoạch

lấy nước

 (ha)

 

 

 

Diện tích có nước

Tỷ lệ có nước (%)

1

Phú Thọ

36,250

25,181

69.5

2

Bắc Giang

52,200

1,917

3.7

3

Vĩnh Phúc

34,510

14,511

42.0

4

Bắc Ninh

36,000

6,017

16.7

5

Hà Nội

99,600

30,476

30.6

6

Hà Nam

32,678

12,326

37.7

7

Hưng Yên

38,331

11,346

29.6

8

Hải Dương

63,000

24,118

38.3

9

Hải Phòng

37,200

14,404

38.7

10

Thái Bình

80,151

23,438

29.2

11

Nam Định

80,336

43,374

54.0

12

Ninh Bình

41,585

28,863

69.4

 

Tổng cộng

   631,841  

  235,971  

37.35

 


  • 25/01/2015 10:45
  • Xuân Tiến
  • 3198


Gửi nhận xét