|
Ông Gavin Holland, Giám đốc công nghệ của Trisun International Development (Úc) - đơn vị đề xuất đầu tư cho biết, nguồn vốn 400 triệu USD này dự kiến sẽ huy động từ vốn tự đầu tư, kết hợp với các đối tác nước ngoài, để xây dựng một dây chuyền giai đoạn 1 có công suất xử lý 2.000 tấn rác/ngày, sản xuất ra lượng điện 1,6 triệu kWh/ngày.
45% lượng điện này sẽ được sử dụng để vận hành nhà máy và 55% còn lại sẽ được hòa vào điện lưới quốc gia.
Ông Từ Ngọc Ẩn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Kiên Giang Composite KGC, đại diện của Trisun ở Việt Nam, cho biết sau hội thảo này, công ty sẽ xin thành phố chủ trương, và nếu được chấp thuận sẽ cùng các đối tác khảo sát, lập dự án trình Chính phủ phê duyệt và “trong vòng 36 tháng sẽ đưa nhà máy vào vận hành".
Thời gian để hoàn vốn ước chừng 8 - 10 năm, vì ngoài sản phẩm điện, nhà máy còn sản xuất các phụ phẩm có giá trị khác như gạch, đá xây dựng, đá xốp, kim loại… cũng như nguồn tiền từ việc xử lý rác thải.
Giá bán điện của nhà máy này đang được đề xuất 12 cent/kWh, cao hơn so với mức 7,8 cent/kWh điện gió. Công ty Trisun hiện đang tiến tới thành lập Công ty Trisun Energy Việt Nam để phục vụ cho việc quản lý dự án, xây dựng và vận hành nhà máy.
Tiếp sau dự án ở TPHCM, Trisun dự định sẽ xây tiếp một nhà máy tương tự ở Hà Nội và sau đó nâng số lượng lên đến con số 12 nhà máy ở các tỉnh thành lớn khác.