Nhà máy điện Boundary Dam (Canada)
|
Công ty Điện lực Saskatchewan (Canada) đã cắt băng khánh thành dự án Nhà máy điện Boundary Dam vào ngày 2/10. Vốn đầu tư cho dự án này khoảng 1,4 tỷ đô-la, công suất nhà máy là 110 MW.
Đây là dự án thương mại đầu tiên được trang bị công nghệ thu giữ các-bon. Với công nghệ này, nhà máy nhiệt điện sẽ sử dụng nguyên liệu hóa thạch mà không làm ảnh hưởng tới môi trường. Đây là minh chứng thực tiễn cho việc hoàn toàn có thể đốt than - nhiên liệu hóa thạch mà không ảnh hưởng tới môi trường.
Công nghệ này đã đánh dấu một cột mốc phát triển, ghi nhận những nỗ lực của ngành công nghiệp than để tồn tại trong nền kinh tế có lượng các-bon thấp.
Nhà máy điện Boundary Dam hứa hẹn sẽ cắt giảm 90% lượng các-bon dioxin bằng cách thu giữ và đưa cac-bon xuống lòng đất, trước khi lượng khí này tiếp xúc với bầu khí quyển. Công ty Saskatchewan cho biết, dự án này sẽ giảm khí nhà kính tới 1 triệu tấn mỗi năm, tương đương với lượng khí thải của 250.000 chiếc xe ô tô tham gia giao thông.
Khí CO2 được thu giữ từ Nhà máy nhiệt điện Boundary Dam sẽ được bơm chuyển trong lòng đất, và chuyển tới bán cho Công ty Dầu khí Cenovus (Canada) để sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí. Hệ thống đường ống dài 66 km đã được công ty Cenovous xây dựng để thực hiện việc vận chuyện khí này.
Ông Brad Page, Tổng giám đốc điều hành Viện CCS toàn cầu cho biết, khánh thành dự án Boundary Dam là một sự kiện quan trọng, và Saskatchewan là công ty đi đầu thế giới trong việc tích hợp công nghệ thu giữ các-bon vào một nhà máy nhiệt điện.
Ngoài Nhà máy điện Boundary Dam, trên thế giới, hiện nay đã có thêm một số dự án được tích hợp công nghệ CCS. Tại Mississippi, Công ty Phương Nam đã đầu tư khoảng 5,5 tỷ đô-la trong vòng 6 năm qua để xây dựng Kemper, một dự án năng lượng sử dụng công nghệ CCS, sẽ được khánh thành vào khoảng giữa năm 2015. Ngoài ra, một nhà máy phát điện sử dụng công nghệ thu giữ các-bon đã được lên kế hoạch xây dựng tại Texas, Mỹ.
Nhà máy nhiệt điện Boundary Dam:
- Địa điểm: Saskatchewan, Canada
- Vốn đầu tư: 1,4 tỷ đô-la
- Khánh thành ngày: 2/10/2014
- Tổng công suất: 160 MW. Công suất khả dụng: 110 MW
- Nguyên liệu sử dụng: Than
- Là nhà máy phát điện đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ thu giữ các-bon. Lượng các-bon đượcthu giữ sẽ vận chuyển và bán cho Công ty Dầu khí Cenovus (Canada).
|