Theo đó, có nhiều loại giá bán khác nhau áp dụng cho từng loại đối tượng cụ thể. Trong khi áp dụng các văn bản hướng dẫn, một số khách hàng sử dụng điện đã lợi dụng quy định các loại giá này để trục lợi về giá điện. Mặc dù trong hợp đồng mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã khuyến cáo khách hàng ký hợp đồng mua bán điện đăng ký sử dụng điện đúng mục đích. Khi có thay đổi mục đích sử dụng điện, hoặc muốn thanh lý hợp đồng mua bán điện, khách hàng phải thông báo cho bên bán điện trước 15 ngày để điều chỉnh hoặc thanh lý hợp đồng. Nhưng thực tế, vẫn có một số khách hàng cố tình thực hiện không đúng mục đích sử dụng điện ghi trong hợp đồng để hưởng lợi.
Khách hàng dùng hai cầu dao để sử dụng hai nguồn điện có hai mục đích khác nhau để hưởng lợi về giá - Ảnh minh họa
|
Năm 2013, ngoài một số vụ lớn vi phạm sử dụng điện là trộm cắp điện, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã phát hiện 07 vụ vi phạm hợp đồng về giá điện. 6 tháng đầu năm 2014, Công ty đã phát hiện 90 vụ vi phạm về giá điện, tăng 250% so với cùng kỳ năm 2013. Số tiền thu hồi là 255.948.309 đồng. Các hình thức vi phạm chủ yếu là:
- Đăng ký mục đích sử dụng điện cho sản xuất, nhưng sử dụng chung với lĩnh vực điện sinh hoạt do giá điện sản xuất thấp, không có bậc thang.
- Đăng ký mục đích sử dụng điện cho sản xuất, nhưng sử dụng mục đích kinh doanh dịch vụ do giá điện sản xuất thấp hơn rất nhiều so với giá kinh doanh dịch vụ.
- Đăng ký mục đích sử dụng điện trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp, nhưng sử dụng một phần vào kinh doanh dịch vụ do giá điện hành chính sự nghiệp thấp hơn nhiều so với giá kinh doanh dịch vụ.
- Đăng ký nhiều hộ phụ nhưng chỉ sử dụng một hộ…
Với sự gia tăng đột biến số vụ vi phạm về giá điện như hiện nay, các đơn vị kinh doanh điện cần quản lý chặt hơn việc cấp hợp đồng mua điện cho các hộ mới, đồng thời quản lý khách hàng, kiểm tra theo dõi thường xuyên, đột xuất, tránh thất thoát về giá điện, áp giá đúng mục đích, đúng đối tượng.