Dự kiến hướng đi của bão số 5. Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia |
EVN yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện các nội dung chỉ đạo liên quan tại Công điện số 1258/CĐ-TTg ngày 16/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện số 11/CĐ-TW ngày 16/9/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN; Công điện số 10/CĐ-TW ngày 15/9/2020 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia (địa chỉ web www.kttv.gov.vn) để chủ động có các biện pháp ứng phó kịp thời. Cập nhật, thực hiện đầy đủ các nội dung trong Công điện, văn bản chỉ đạo của các cấp.
Triển khai, rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó thiên tai phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể tại đơn vị, địa phương trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp; đảm bảo cung cấp điện an toàn, đặc biệt cho các phụ tải quan trọng; bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, công trình điện lực. Chuẩn bị mọi nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư để kịp thời triển khai các phương án ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” nhằm khắc phục hậu quả, sự cố do thiên tai gây ra.
Tạm dừng các hoạt động chưa cần thiết; tập trung tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, triển khai thực hiện các nội dung công việc liên quan đến ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Các Tổng công ty Phát điện/Công ty thuỷ điện tổ chức quan trắc, thu thập thông tin về khí tượng thủy văn, chủ động phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để tuyên truyền, vận hành đảm bảo an toàn, hiệu quả và không để xảy ra sự cố truyền thông đặc biệt đối với các hồ chứa không còn hoặc dung tích phòng lũ thấp; Tham gia cắt/giảm/làm chậm lũ, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du; Triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn công trình hồ đập, vùng hạ du hồ chứa, đặc biệt là các điểm xung yếu; (iv) Bố trí lực lượng để chủ động xử lý kịp thời các tình huống mất an toàn có thể xảy ra, đặc biệt là tình huống xả lũ khẩn cấp.
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia/ Công ty Truyền tải điện tăng cường kiểm tra để sớm phát hiện khu vực có khả năng sạt lở đất, ảnh hưởng đến cột, đường dây, trạm điện và có phương án xử lý kịp thời và tổ chức tái lập ca trực đối với trạm biến áp không người trực vận hành tại chỗ. Khẩn trương khắc phục những tồn tại khiếm khuyết của đường dây 500kV tại khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng, hoàn thành trong ngày 17/9/2020.
Các Tổng công ty Điện lực tiếp tục chỉ đạo củng cố lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn và ứng phó kịp thời với các tình huống có thể xảy ra. Khi có ảnh hưởng của mưa bão gây sự cố mất điện cần nhanh chóng tổ chức xử lý, khắc phục, sớm khôi phục điện đảm bảo an toàn cho các khách hàng đặc biệt là các phụ tải quan trọng, các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn. Phối hợp với BCH PCTT&TKCN tỉnh cung cấp điện dự phòng cho các phụ tải quan trọng khi mất nguồn điện lưới; Chỉ đạo các đơn vị thủy điện (nếu có) thực hiện nội dung nêu tại Mục 6; Tổ chức tái lập ca trực đối với trạm biến áp không người trực vận hành tại chỗ.
EVN yêu cầu các đơn vị tổ chức trực ban 24/24h, tuyệt đối không được chủ quan và cần tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó, khắc phục ảnh hưởng của thiên tai. Đối với đơn vị bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai phải cập nhật báo cáo, số liệu trên trang web http://phongchongthientai.evn.com.vn trước 07h00, 15h00 hàng ngày và báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN EVN theo địa chỉ email pctt@evn.com.vn.
Chi tiết các công điện của Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam có file đính kèm.