Điện hạt nhân và những ưu thế vượt trội

So với các nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt như nhiệt điện, thủy điện... và năng lượng tái tạo thì điện hạt nhân có những lợi thế hơn hẳn. Đó là, không thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường như các loại khí CO2; nhiên liệu dễ vận chuyển và cất giữ; lượng chất thải phóng xạ phát sinh rất ít…

Rõ ràng, điện hạt nhân có những điểm ưu thế hơn hẳn nguồn năng lượng hóa thạch cũng như nguồn năng lượng tái tạo.

“Soi” vào thực tế hiện nay có thể nhận thấy rằng, các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thu năng lượng của con người trong tương lai. Trong khi đó, các nguồn năng lượng “sạch” tái tạo như gió, mặt trời chưa mang lại hiệu quả thực sự và đáp ứng được kỳ vọng.

Khắc phục tình trạng này, giải pháp tối ưu được các quốc gia trên thế giới lựa chọn là phát triển điện hạt nhân. Bởi vì, xét ở mọi phương diện, chỉ có điện hạt nhân mới đảm bảo được an ninh năng lượng quốc gia, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Trong những năm gần đây, nhiên liệu hóa thạch ngày càng khan hiếm, đắt đỏ và những hạn chế mang tính pháp lý về phát thải khí nhà kính, do đốt nhiên liệu hóa thạch. Trước những ảnh hưởng đáng báo động gây ô nhiễm môi trường, các hãng, công ty đã không ngừng cải tiến thiết kế các lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới cùng với sự giảm giá thành thiết bị. Điều này đã làm cho điện hạt nhân có những lợi thế cạnh tranh nhất định.

Các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày tại triển lãm quốc tế Điện hạt nhân tại Hà Nội - Ảnh: H.Hiếu

Dự kiến, trong năm 2015, thế giới có 436 lò phản ứng, tăng 1 lò phản ứng so với năm 2014, có thể đi vào vận hành với tổng công suất 377,7 Gwe. Cùng với đó, cũng có khoảng 70 lò phản ứng được xây dựng với tổng công suất là 375,3 Gwe.

Quay trở lại về những lợi thế của điện hạt nhân, so sánh đơn cử giữa điện hạt nhân và nhiệt điện. Nhà máy điện hạt nhân, quá trình làm sôi nước chuyển thành hơi nước và dùng hơi nước làm quay tuốc bin, thì hoàn toàn giống nhà máy nhiệt điện. Điểm khác là nhiên liệu làm sôi nước trong nhà máy nhiệt điện là nhiên liệu hóa thạch, còn trong nhà máy điện hạt nhân là uranium và nước được đun sôi bên trong lò phản ứng.

Mặc dù nhiên liệu của nhà máy điện hạt nhân là uranium – nhiên liệu cháy, nhưng vì năng lượng nguyên tử là năng lượng phát sinh do phản ứng phân hạch nên không cần oxy. Quan trọng hơn, điện hạt nhân không thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường như các loại khí CO2, NOx, SOx.


Nhiên liệu cần thiết cho một nhà máy điện hạt nhân có công suất 1000 MW vận hành trong suốt 1 năm là:

 

Nhiên liệu

Khối lượng

Phương tiện vận chuyển

Số lượng

Than đá

2.200.000 tấn

Tàu trọng tải 200,000 tấn

11 tàu

Dầu

1.400.000 tấn

Thùng chứa 200,000 tấn

7 thùng

Khí thiên nhiên

1.100.000 tấn

Thùng chứa 200,000 tấn

5,5 thùng

Uran giàu

30 tấn

Xe tải 10 tấn

3 xe

Một điểm ưu việt nữa là, lượng chất thải phóng xạ phát sinh trong nhà máy điện hạt nhân cũng không đáng kể. Thêm vào đó, nhà máy điện hạt nhân được lựa chọn phương án thiết kế an toàn tối ưu. Nó được thiết kế để sao cho dù có phát sinh tai nạn thế nào chăng nữa cũng không gây thiệt hại, tổn thất cho cư dân sống xung quanh.

Bên cạnh những điểm ưu việt trên, điện hạt nhân cũng có một số hạn chế như chi phí cho các thiết bị cao. Thời gian xây dựng kéo dài (thường mất khoảng 5 năm). Chi phí xây dựng cho nhà máy điện hạt nhân so với nhà máy nhiệt điện tương đối cao.

Tuy nhiên, điều mà không ai có thể phủ nhận được rằng, ở nhà máy điện hạt nhân có những ưu điểm sau:

Thứ nhất, thay đổi về công suất ứng với phụ tải khá đơn giản về mặt kỹ thuật do tỷ lệ chi phí nhiên liệu trong giá thành thấp, nên có lợi về kinh tế trong vận hành phụ tải đáy. Nếu vận hành liên tục toàn bộ công suất trong suốt một năm là 24h/ngày, thì có thể khai thác được 100% ưu thế của nhà máy điện hạt nhân.

Thứ hai, tuổi thọ của nhà máy điện hạt nhân kéo dài lên đến 50 năm. Nếu vận hành trong thời gian dài và sớm kết thúc thời gian hoàn vốn thiết bị, thì chi phí phát điện sẽ giảm.

Như vậy, điện hạt nhân có những lợi thế hơn hẳn các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng hóa thạch. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vận hành nhà máy điện hạt nhân cần phải đặc biệt chú ý đến mức độ an toàn để tránh không để xảy ra những sự cố đáng tiếc tác động đến môi trường sống của cộng đồng.

Tỷ lệ các quốc gia trên thế giới sản xuất điện năng từ điện hạt nhân

Pháp có khoảng 3/4 điện năng từ năng lượng hạt nhân; Bỉ, Cộng hòa Czech, Hungary, Slovakia, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Slovenia và Ukraina sản xuất trên 1/3. Hàn Quốc, Bungari và Phần Lan có trên 30% điện năng từ năng lượng hạt nhân; Hoa Kỳ, Anh, Tây Ban Nha và Liên Bang Nga có xấp xỉ 1% điện năng từ năng lượng hạt nhân. Trong số các nước không sở hữu nhà máy điện hạt nhân, Italy và Đan Mạch có khoảng 10% điện năng từ năng lượng hạt nhân.

 


  • 13/04/2015 03:33
  • Nguồn: Tài chính online
  • 17262


Gửi nhận xét