Cùng với đó, EVNHCM còn thực hiện các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu, loại trừ các ảnh hưởng bên ngoài đến hệ thống điện, đặc biệt là trong mùa mưa bão như: Tổ chức đo điện trở đất, đo điện trở suất của đất, lập kế hoạch xử lý các vị trí trụ có điện trở đất không đạt yêu cầu theo quy chuẩn. Tiếp tục xử lý, kiện toàn các vị trí trụ mất tiếp địa, đảm bảo hệ thống tiếp địa hoạt động tốt. Áp dụng thí điểm thiết bị chống sét trên đường dây 110 kV cũng như các thiết bị chống động vật xâm nhập lưới điện. Triển khai thí điểm thiết bị chống sét không tiếp địa bảo vệ cho dây trung thế nổi (chống đứt dây, phóng sứ do sét).
Đồng thời, Tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân, đơn vị thi công; phối hợp cùng với các cơ quan, chính quyền địa phương để kéo giảm nguy cơ sự cố do thi công công trình xâm phạm lưới điện, vi phạm hành lang lưới điện; trong đó đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và tận dụng triệt để phòng Thông tin tuyên truyền an toàn và tiết kiệm năng lượng. Tiếp tục khảo sát và đưa vào sử dụng các thiết bị giám sát thi công (camera quan sát) một số công trình gần lưới điện truyền tải trên địa bàn thành phố. Chủ động phối hợp Công ty Cây xanh để kiểm tra, khai quang mé nhánh cây xanh.
Trong trường hợp xảy ra sự cố lưới điện do giông, bão gây ra, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Tổng công ty sẽ tiến hành huy động lực lượng và phối hợp với các đơn vị liên quan để cùng xử lý sự cố. Phối hợp với Trung tâm Điều độ HTĐ miền Nam, Công ty Lưới điện cao thế thành phố Hồ Chí Minh, các công ty Điện lực khu vực, Công ty Công nghệ thông tin và các trạm biến áp trung gian… để có phương án cụ thể khôi phục sự cố.
Tổng công ty Điện lực TP.HCM hiện đang quản lý:
-
51 trạm biến áp 110 kV
-
Hơn 671 km lưới điện 110 kV trên không
-
Hơn 6.102 km lưới điện 15 kV, 22 kV trên không
-
Hơn 11.410 km lưới điện hạ thế trên địa bàn
-
24.429 trạm biến áp phân phối, tổng dung lượng 10.333 MVA
|