Tại Tây Phi, nhu cầu về kết cấu hạ tầng truyền tải điện là rất lớn. Trên thực tế, việc xây dựng kết cấu hạ tầng truyền tải điện đòi hỏi kinh phí không hề nhỏ mà các quốc gia và các nhà tài trợ gặp nhiều khó khăn để giải quyết vấn đề này.
Những năm gần đây, trở ngại bắt đầu được tháo gỡ nhờ một trong những giải pháp là hệ thống thương mại điện Tây Phi (WAPP/WAPP), tập hợp 14/15 quốc gia thành viên của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) và 26 công ty tư nhân và nhà sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Mô hình hội nhập hiếm thấy này đang được vận hành, tiến tới thiết lập một thị trường năng lượng trong khu vực.
Theo ước tính, hơn 26 tỷ USD (hơn 19 tỷ Euro) tiền được huy động để giải quyết vấn đề năng lượng trong khu vực. Rất nhiều nhà tài trợ cung cấp vốn vay ưu đãi cho các nước châu Phi hay các công ty điện quốc gia như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), Liên minh châu Âu, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Trung Phi (BEAC), hoặc China Exim Bank, ngân hàng đòi hỏi sự tham gia của các doanh nghiệp Trung Quốc vào việc xây dựng các công trình.
Tại Tây Phi, mô hình sản xuất và truyền tải điện được xây dựng trên cơ sở địa lý. Ở phía Nam của khu vực, các quốc gia ven biển với nguồn tài nguyên thủy điện và hóa thạch, như Nigeria, Ghana, Bờ Biển Ngà và Ghi-nê, có xu hướng xuất khẩu điện. Trong khi đó, ở phía Bắc, các nước cận sa mạc dự kiến phải nhập khẩu điện. Ngoài các dự án Bắc - Nam, việc thực hiện kết nối ven biển sẽ nối liền Nigeria với Xê-nê-gan sẽ được ưu tiên trong một ngày không xa. Dự án kết nối đường dây 225 kV giữa Bờ Biển Ngà, Liberia, Xi-ê-ra Lê-on và Guinea đang được tiến hành. Một công ty truyền tải khu vực, Transco CLSG, xây dựng và khai thác đường dây này, ước tính khoảng 329 triệu Euro. Để kết nối đường dây 225 kV giữa Dămbia, Guinea, Ghi-nê Bi-xao và Xê-nê-gan, các cuộc đàm phán đang được tiến hành với các nhà tài trợ. Dự án ước tính khoảng 494 triệu Euro.