Theo Công điện, Bộ NN&PTNT đã thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam kế hoạch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2015-2016, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ gồm 3 đợt, tổng cộng 18 ngày. Trên thực tế, điều kiện về nguồn nước hạ du hệ thống sông Hồng trong thời gian trước và các ngày đầu đợt 1 khá thuận lợi, đồng thời có lượng mưa tương đối khá (trung bình 20-30 mm), tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương lấy nước.
Thời gian lấy nước đợt 1 phục vụ đổ ải gieo cáy vụ Đông Xuân 2015-2016 rút ngắn 1,5 ngày so với kế hoạch - Ảnh Huyền Thương
|
Tính đến 15 giờ ngày 24/1/2016, diện tích có nước của các địa phương là 281,073 ha đạt 44,77% so với tổng diện tích gieo trồng. Trong đó, các tỉnh, thành phố ở vùng ven biển (có nhu cầu lấy nước sớm, tập trung vào đợt 1 và đợt 2) có diện tích đủ nước cao gồm: Ninh Bình 31.896 ha (77,26%), Nam Định 62.045 ha (77,43%), Thái Bình 43.693 ha (54,87%).
Nhằm bảo đảm tiết kiệm nguồn nước xả từ các hồ chứa thủy điện, Bộ NN&PTNT đã thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam giảm thời gian lấy nước đợt 1 tổng cộng 1,5 ngày, kết thúc vào 12 giờ ngày 25/1/2016.
Các địa phương khác, có nhu cầu lấy nước muộn hơn sẽ tập trung lấy nước vào đợt 2 và đợt 3.
Để tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị có liên quan điều chỉnh kế hoạch lấy nước phù hợp với lịch lấy nước được rút ngắn, huy động mọi phương tiện lấy nước để tiếp tục tận dụng nguồn nước từ các hồ chứa nước thủy điện.
Đồng thời tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân giữ nước trên ruộng, bảo đảm đủ nước cho làm đất và gieo cấy; tổ chức quản lý nước chặt chẽ trong hệ thống công trình thủy lợi, tuyệt đối không để rò rỉ, thất thoát nước.
Phản ảnh các khó khăn, đề xuất, kiến nghị về Tổng cục Thủy lợi (qua Vụ Quản lý công trình thủy lợi và an toàn đập).
Diện tích các tỉnh/thành Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có nước tính đến 15h ngày 24/1
STT
|
Tỉnh/thành phố
|
Diện tích cần lấy nước (ha)
|
Diện tích đã lấy được nước (ha)
|
Tỷ lệ so với kế hoạch (%)
|
1
|
Phú Thọ
|
36.000
|
25,489
|
70,8
|
2
|
Bắc Giang
|
52.200
|
3,521
|
6,75
|
3
|
Vĩnh Phúc
|
35.093
|
11,000
|
31,35
|
4
|
Bắc Ninh
|
36.000
|
7,919
|
22
|
5
|
Hà Nội
|
99.700
|
26,334
|
26,41
|
6
|
Hà Nam
|
32.191
|
15,450
|
47,99
|
7
|
Hưng Yên
|
38.128
|
12,572
|
32,97
|
8
|
Hải Dương
|
61.000
|
28,053
|
45,99
|
9
|
Hải Phòng
|
36.500
|
13,101
|
35,89
|
10
|
Thái Bình
|
79.627
|
43,693
|
54,87
|
11
|
Nam Định
|
80.126
|
62,045
|
77,43
|
12
|
Ninh Bình
|
41.284
|
31,896
|
77,26
|
|
Tổng cộng
|
627.849
|
281,073
|
44,77
|
|