Hãy chú ý để chọn mua tủ lạnh phù hợp nhất cho gia đình. Ảnh minh họa
|
1. Chọn kiểu dáng
Thị trường có 2 loại: Tủ lạnh nén cơ điện và tủ lạnh hấp thu; thông thường dùng loại nén cơ điện tốt hơn vì tiêu thụ điện năng ít, nhiệt độ làm lạnh cao, tính năng làm lạnh tốt, tuổi thọ dài. Tủ lạnh hấp thu có thể dùng thanh điện nhiệt, làm lạnh bằng cách cấp nhiệt thể dùng hơi than và ga thiên nhiên để làm lạnh. Tủ lạnh này sử dụng hơi than và ga thiên nhiên để làm lạnh. Tủ lạnh này sử dụng ở những nơi không có điện hoặc thiếu điện và hơi đốt lại dồi dào giá rẻ.
2. Chọn dung tích
Căn cứ vào mức sống hiện nay trong các gia đình, thông thường mỗi người cần khoảng 20 đến 25 lít dung tích, cộng thêm 25 lít phụ trợ. Thí dụ, một gia đình có 4 nhân khẩu thì mua tủ lạnh có dung tích 4 x 25 + 25 = 100 + 25 = 125 lít, tức là mua tủ lạnh có dung tích khoảng từ 125 lít đến 150 lít là vừa. Ngoài ra, còn phải suy tính đến khí hậu từng vùng, ở miền Nam nên mua tủ lạnh lớn hơn một chút, ở miền Bắc mua loại tủ lạnh nhỏ hơn.
3. Kiểm tra bề ngoài
Bề mặt tủ bằng phẳng bóng nhẵn, lớp sơn đều đặn và chắc bền. Lớp vỏ bên trong tủ thường dùng các vật liệu nhựa, Pôliêtilen cũng phải bóng nhẵn chắc chắn không có vết nứt. Các giá đỡ phải hoàn hảo không biến dạng.
4. Độ kín trong tủ
Nếu tủ lạnh không kín sẽ gây hậu quả không tốt, không khí lạnh thoát ra ngoài, làm cho tủ lạnh mất nhiệt, hiệu quả làm lạnh thấp. Khi gặp khí ẩm của mùa ẩm ướt sẽ đông lại thành các hạt sương. Phương pháp kiểm tra độ kín của tủ lạnh có thể quan sát bằng mắt, nếu mắt thường cũng phát hiện ra thì chỗ hở tới mức nghiêm trọng. Nếu mắt thường không thấy, lấy một tờ giấy tương đối dai để ở các góc khác nhau, đóng cửa tủ lại và kéo giấy ra xem giấy có bị kẹp chặt không. Nếu kẹp càng chặt tức là cửa đóng càng kín. Ngoài việc kiểm tra độ kín, còn kiểm tra trục quay của cánh cửa có tốt hay không, khi mở cửa lực kéo từ 1 đến 7 kg là vừa phải.
5. Chọn hệ thống xả tuyết
Trong tủ lạnh thường có hơi nước tồn đọng trong không khí và tỏa ra từ thực phẩm để trong tủ. Hơi nước đó gặp lạnh đọng thành lớp sương tuyết trong tủ lạnh, đó là hiện tượng bình thường. Tủ càng lạnh thì độ ẩm càng cao, lớp tuyết đọng càng dày.
Lớp tuyết dày dẫn nhiệt kém, khiến cho hệ thống làm lạnh không thể hút nhiệt của thực phẩm và không khí trong tủ lạnh, do đó hiệu suất làm lạnh của tủ sẽ kém đi, tiêu thụ điện sẽ tăng lên. Do đó khi lớp tuyết dày từ 4-6mm là phải xả tuyết. Có thể sử dụng các cách xả tuyết sau: Xả tuyết thủ công, xả tuyết bán thủ công, tự động xả tuyết.
6. Kiểm tra tính năng bộ nén và bộ làm lạnh
Đầu tiên, để cho tủ lạnh đứng thật thăng bằng. Cắm điện cho tủ hoạt động, nếu tủ lạnh chạy êm tạp âm thấp hơn 45 đề xi ben là tốt. Đồng thời dùng tay sờ lên phía nóc tủ chỉ thấy có độ rung nhè nhẹ. Còn nếu ta dùng mắt mà thấy tu lạnh rung tức là chất lượng tủ lạnh quá kém.
Kiểm tra tính năng làm lạnh: Trong phòng nhiệt độ 30 độ C, cho tủ lạnh trong trạng thái không chứa đồ, đóng cửa tủ, cho tủ hoạt động 30 phút rồi mở cửa tủ, dùng tay sờ vào bề mặt bộ bốc hơi có cảm giác tay bị đông lạnh, dính và ở trên, bộ đông lạnh phải có một lớp tuyết mỏng.
7. Mức tiêu thụ điện
-
Kiểu tủ lạnh nén bằng điện cơ tốn ít điện nhất.
-
Làm lạnh trực tiếp (đóng tuyết) tốn ít điện hơn nhiều so với làm lạnh gián tiếp (không đóng tuyết).
-
Cùng một kiểu, cùng quy cách thì loại tủ lạnh có bộ nén công suất nhỏ sẽ tốn ít điện hơn.
-
Cửa tủ càng kín càng ít tốn điện.