Lĩnh vực “hot”
Theo ông Ian Hatton, Chủ tịch Tập đoàn Enterprize Energy Pte. Ltd (chủ đầu tư dự án điện gió ngoài khơi Kê Gà, Bình Thuận có tổng vốn đầu tư trên 10 tỷ USD), doanh thu và lợi nhuận của dự án đầu tư phụ thuộc rất lớn vào mức giá điện quy định và cơ chế giá điện gió mới là một ưu tiên đối với dự án điện gió trên biển. Hiện dự án đang được khẩn trương triển khai. Tuy nhiên, việc hoàn thành nối lưới và vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 để được hưởng mức giá mua điện gió mới theo Quyết định ngày 10/9/2018 của Chính phủ là thách thức lớn.
Trước đó, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Công ty CP Đầu tư phát triển năng lượng TTC (TTC Energy) đã ký hợp đồng vay trị giá 37,8 triệu USD nhằm tài trợ vốn cho dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam.
Ngoài ra, Dragon Capital đã tài trợ cho Tập đoàn Năng lượng Pacifico. Liên doanh đầu tư Việt Nam-Oman ủng hộ nhà máy năng lượng mặt trời BCG-CME Long An một khoản ngân sách trị giá 48 triệu USD. Quỹ năng lượng sạch IFC và Armstrong SE đầu tư vào Phong Điền, nhà máy năng lượng mặt trời kết nối lưới tư nhân đầu tiên của Việt Nam, với tỷ lệ sở hữu 18% trong năm 2016. Nhà máy hiện tạo ra khoảng 60 triệu kWh, đủ để cung cấp năng lượng cho khoảng 35.000 ngôi nhà mỗi năm.
Không chỉ có sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài, các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam cũng đang được nhiều nhà đầu tư trong nước quan tâm. Mới đây, Công ty CP Tập đoàn Hà Đô đã quyết định mua Dự án Nhà máy điện mặt trời SP Infra 1 thông qua việc mua lại 100% vốn góp của Công ty TNHH Năng lượng Surya Prakash Việt Nam.
Nên mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn vốn
Mặc dù nhìn nhận có tiềm năng lớn, nhưng ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trong thời gian qua đối mặt với nhiều bất cập và thách thức, như chi phí đầu tư còn cao, số giờ vận hành nguồn điện thấp, cơ sở hạ tầng lưới điện một số khu vực nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo chưa sẵn sàng để giải phóng công suất… Ngoài ra, bất cập về cơ chế vay vốn, quy trình thủ tục phê duyệt dự án phức tạp cũng đang là những rào cản đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Ðại diện Quỹ đầu tư Dragon Capital cho biết, hiện nay hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý đang làm giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. “Ước tính trên 90% dự án điện mặt trời đang triển khai xây dựng tại Việt Nam đều sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng trong nước. Một trong những trở ngại lớn nhất đối với các nhà đầu tư là chi phí lãi vay rất cao, từ 9,5 – 11%/năm, dẫn đến bào mòn lợi nhuận của nhà đầu tư”, đại diện quỹ này phân tích.
Theo khuyến nghị của Dragon Capital, nếu Chính phủ có thể cải thiện các vấn đề nền tảng, bao gồm hợp đồng mua bán điện, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong vấn đề truyền tải điện, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và giải quyết tranh chấp thì sẽ giúp nhà đầu tư tiếp cận được dòng vốn vay nước ngoài với chi phí thấp hơn từ các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới khi mức lãi suất thấp hơn nguồn vay trong nước 4 - 5%/năm, từ đó giúp giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành đầu tư các dự án năng lượng tái tạo.
Link gốc