Thiết bị này gồm 5 bộ phận: Pin; loa phát âm thanh; bộ phận thu âm thanh và điều chỉnh giọng nói; mạch từ kết nối với chíp nhỏ; khung sườn và lắp ráp vào các hợp khung.
Sau đó, quy trình thiết kế thiết bị trải qua các công đoạn: Kết nối mạch âm thanh với mạch dò line; kết nối nguồn năng lượng (pin 3V-7V); kết nối mạch âm thanh với mạch khuếch đại; cuối cùng là kết nối mạch cảm biến 4 kênh với các cảm biến.
Bộ thiết bị hoạt động theo nguyên tắc, nếu thanh dò line cảm biến được rác chuyển động, hay rơi xuống (có người vứt rác vào khu vực đang có thiết bị lắp đặt) sẽ dẫn đến mạch âm thanh, rồi loa âm thanh phát ra một hiệu lệnh nhắc nhở: “Bạn đã bỏ rác không đúng nơi quy định, đề nghị bạn nhặt rác và bỏ vào nơi đúng quy định”.
“Máy phát hiện rác biết nói được thiết kế nhỏ, gọn và có thể đặt bất cứ ở vị trí nào trong lớp học, hay xung quanh khuôn viên trường. Trong khi chi phí bỏ ra để sáng chế thiết bị trên chỉ cần khoảng 400.000đ/ sản phẩm hoàn chỉnh”, Nguyễn Ngọc Diệp chia sẻ.
Với sản phẩm này, nhóm tác giả không chỉ mong muốn đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường xung quanh, mà còn góp phần giáo dục, nâng cao ý thức của mỗi người, nhất là các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.