Nguy cơ nhiễm bệnh
Mỗi ngày hàng triệu người dân tại châu Phi phải đi bộ rất xa để tiếp cận nguồn nước. Quãng đường đi lấy nước xa chiếm khá nhiều thời gian để họ có thể làm việc khác trong ngày. Và khi nước - nguồn sống thiết yếu cho con người - không có cũng có nghĩa là những đứa trẻ không có cơ hội để đến trường. Tuy nhiên, vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn bởi nguồn nước duy nhất người dân nơi đây có thể lấy được là từ các dòng suối và ao hồ. Chúng có thể không đảm bảo vệ sinh, khiến con người có thể nhiễm bệnh. Mỗi ngày có khoảng 500 trẻ em ở châu Phi cận Sahara chết do các bệnh tiêu chảy.
Người dân châu Phi phải đi bộ rất xa để tiếp cận nguồn nước - Ảnh: Nguồn Internet.
|
Năm 2015, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết trẻ em nơi đây đang mắc phải những căn bệnh do không được tiếp cận với nước sạch, vệ sinh môi trường thích hợp. Con người cần nước để sống, cần thực phẩm để ăn, cây cần nước để phát triển. Khi những điều kiện cơ bản không đảm bảo thì cuộc sống con người sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề.
Chúng ta may mắn được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên phong phú. Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) mà cuộc sống bị ảnh hưởng khi thời tiết ngày càng cực đoan, nắng nóng gay gắt, những cơn mưa kéo dài, hạn hán, lũ lụt triền miên… Nguyên nhân chính là việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá; phát thải khí nhà kính vào khí quyển, chủ yếu là carbon dioxide; xả rác, đổ nước thải tràn lan... Các hoạt động khác của con người như phá rừng cũng góp phần vào sự gia tăng của các loại khí nhà kính gây BĐKH.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Theo thông tin từ Sở TN&MT TP.HCM, Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Nếu không có biện pháp giảm thiểu: Nhiệt độ trung bình tăng khoảng 3oC, mực nước biển dâng lên gần 1 m, khoảng 1/5 diện tích lãnh thổ bị ngập chìm, gần 22 triệu người bị mất nhà và đất canh tác. Không những vậy, thời tiết sẽ diễn biến phức tạp, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn; nước ngọt khan hiếm; năng suất công nghiệp giảm; các hệ sinh thái bị phá vỡ và bệnh tật gia tăng.
Để góp phần làm giảm thiểu BĐKH, giảm nguy cơ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước và nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt chúng ta nên lưu ý một số điều sau đây:
Tủ lạnh: Không đặt gần bếp đun hay dưới ánh nắng mặt trời; nhiệt độ bên trong nên để mức 3oC-6oC; chế độ đông lạnh nên điều chỉnh mức 15oC-18oC; kiểm tra găng cao su định kỳ.
Phân loại rác tại nguồn, giảm sử dụng túi nylon, thay thế bằng túi thân thiện môi trường.
Trồng thêm cây xanh, bóng mát của chúng có thể giúp giảm nhiệt độ xuống 10%-15%.
Sử dụng xe đạp hoặc đi bộ ở những khoảng cách gần nhà để tăng cường sức khỏe và có lợi cho môi trường.
Bóng đèn: Thay bóng thông thường bằng bóng tiết kiệm điện; sử dụng phù hợp với nhu cầu.
Máy giặt: Chỉ sử dụng lượng tải đủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Tắm vòi hoa sen: Nhiều người có thói quen sử dụng bồn tắm để nghỉ ngơi, thư giãn. Thế nhưng loại này lại tiêu tốn khá nhiều nước. Thay vào đó, bạn nên sử dụng đầu vòi hoa sen với dòng chảy thấp.
Đừng tắm lâu: Nếu có thể, bạn hãy thử chơi trò chơi bằng cách hẹn giờ báo thức để thử thách khả năng tắm sạch và nhanh. Hãy nhớ đừng nghêu ngao hát khi đang tắm vì cách này sẽ tiêu hao nước nhiều hơn.
Tái sử dụng nước: Khi rửa rau hay trong nhiều việc khác, bạn đừng đổ đi vội, hãy tái sử dụng nước vào mục đích khác như rửa sân hay các công việc ngoài vườn.