Bí quyết quản lý để nhân viên “tâm phục khẩu phục”

Một nhà quản lý hiệu quả là người cân được tất cả các vai trò: người cha, người mẹ, người anh/chị, một tiền bối kinh nghiệm, và đôi khi họ còn phải là những người đứng ra thực thi mọi việc.

Dưới đây là 6 bí quyết giúp bạn cải thiện kỹ năng quản lí của mình mà không phải tốn quá nhiều thời gian hay chi phí cho việc nhờ đến các lớp học hay cố vấn đắc lực.

Thể hiện tình yêu và sự động viên vô điều kiện

Hãy tỏ ra cho các nhân viên thấy rằng bạn trân trọng những cảm xúc và thật sự lắng nghe ý kiến của họ. Với quá nhiều vấn đề cần giải quyết, bạn sẽ dễ dàng phân tâm mỗi khi trò chuyện với cấp dưới của mình và các nhân viên thì lại vô cùng “nhạy cảm” nhận ra ngay điều này.

Hãy cố gắng sắp xếp thời gian để có những cuộc đối thoại tập trung với cấp dưới, thay vì chỉ hồi đáp bằng những câu thờ ơ. Không chỉ vậy, cách bạn khuyến khích các nhân viên của mình cũng quan trọng không kém.

Bằng cách nhấn mạnh vào những nỗ lực của cấp dưới, ví dụ như: “Tôi đánh giá rất cao cách anh/chị sử dụng phương pháp này” hay “Tôi biết anh/chị đã thực hiện nhiều lần…”, bạn chứng tỏ sự ủng hộ hoặc động viên nhân viên tiếp tục phấn đấu.

Và cuối cùng, bạn có biết cách tốt nhất để khuyến khích nhân viên của mình là gì chưa? Rất đơn giản, mỗi ngày chỉ cần dùng hành động hoặc lời nói thể hiện rằng bạn rất yêu quý họ.

Hãy chứng tỏ cấp dưới là sự ưu tiên hàng đầu của bạn

Chúng ta luôn phải đối mặt với việc phải đáp ứng những yêu cầu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt được đâu là vấn đề trọng tâm nên được ưu tiên giải quyết. Chẳng hạn, việc dành thời gian giải quyết những việc quan trọng cùng cấp dưới, thảo luận về deadline của các dự án. 

Để trở thành một nhà quản lý hiệu quả, bạn phải liên tục và đều đặn lựa chọn các thứ tự ưu tiên cho mình. Đặt nhân viên lên vị trí đầu tiên không có nghĩa phải hy sinh quá nhiều thời gian của mình cho người khác.

Nhưng đôi lúc, bạn phải biết cách lựa chọn. Một biên tập viên của một tạp chí điện tử đã lựa chọn từ bỏ công việc của mình để gia nhập vào một vị trí thấp hơn tại Yahoo!, chỉ để được làm việc chung với nhóm của cô ấy.

Tăng cường sức mạnh trong nhóm

Cách tốt nhất để rèn luyện kĩ năng cho cấp dưới và phân biệt phải trái là thiết lập những nguyên tắc và giới hạn rõ ràng. Sau đó, yêu cầu họ thực hiện đều đặn nghiêm túc.

Đừng ngại việc đôi khi bạn thúc ép hay la ó nhân viên, nhưng nếu bạn đang cảm thấy mình đang “bắt nạt” cấp dưới, hãy cho nhân viên thời gian hoặc sắp xếp thời gian trò chuyện riêng với họ. Đừng bao giờ đưa ra một hình phạt cụ thể cho đến khi bạn thật sự bình tĩnh.

Khi cấp dưới phá vỡ luật lệ bạn đặt ra, đừng ngay lập tức đưa ra lời trách móc. Việc đó có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng của nhân viên.

Hãy đưa ra một lời cảnh báo nghiêm túc và ngắn gọn với những vi phạm nhỏ, tạm đình chỉ công tác với những hành vi ảnh hưởng đến lợi ích tập thể hoặc lỗi nặng. Tuy nhiên, những hình phạt này phải thật sự hợp lí và thích đáng.

Bạn có thể sắp xếp một khu vực kỷ luật trong văn phòng làm việc, nơi những nhân viên vi phạm nguyên tắc công ty hoặc phạm lỗi sẽ bị yêu cầu di chuyển đến đó cho đến hết thời hạn phạt hoặc cho đến khi họ thay đổi hành vi của mình. Hãy đảm bảo rằng trong khu vực này sẽ hoàn toàn không có wi-fi hoặc sóng điện thoại.

Việc kỷ luật không chỉ giới hạn ở những hình phạt, mà đó còn là những tấm gương tích cực được đưa ra để thiết lập nguyên tắc hướng các nhân viên noi theo. Chẳng hạn, những hành động nhỏ được nhắc nhở thường xuyên như nói “cảm ơn” hoặc “xin lỗi” mỗi khi đưa ra yêu cầu với người khác sẽ giúp nhân viên thấu hiểu được giá trị của sự hợp tác và giúp đỡ.

Ảnh minh họa

Rèn luyện tinh thần trách nhiệm

Một trong những món quà tuyệt vời nhất bạn có thể dành cho nhân viên của mình đó là tự chịu trách nhiệm cho những việc họ làm.

Việc yêu cầu nhân viên tự đưa ra các lựa chọn cho bản thân là bước đầu tiên phát triển tính tự lập cho họ. Chẳng hạn, cấp dưới có thể tự lựa chọn thực đơn hoặc trang phục đi làm, khuyến khích nhân viên có kinh nghiệm xung phong giúp bạn trong những việc như soạn thảo email, chuẩn bị nội dung thuyết trình.

Việc giao lại các nhiệm vụ này không chỉ giúp nhân viên đóng góp nhiều hơn, mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ. Khi họ đối mặt với những thất bại hoặc trì trệ trong công việc, đừng vội chỉ trích mà hãy giúp họ nhận ra vấn đề và cùng tìm cách giải quyết phù hợp.

Chẳng hạn, một nhân viên phát hiện cộng sự “đánh cắp” ý tưởng của mình và bạn biết điều này, hãy nói với nhân viên ấy rằng bạn đang quan sát và xem xét liệu cộng sự kia có tự giác vinh danh người cùng hợp tác hay không. Hoặc nếu nhân viên tâm sự rằng họ chẳng có bạn bè thân thiết nơi công sở, bạn hãy giúp họ bằng đưa ra gợi ý mời cộng sự một buổi coffee, hoặc cùng soạn ra một lời nhắn tổ chức một buổi tiệc nhỏ sau giờ làm việc để thắt chặt tình cảm nhân viên.

Tạo thói quen làm việc nhóm

Những quy tắc văn hóa trong công ty có thể tạo sự tin cậy cho nhân viên. Các nhân viên cần tuân thủ thực hiện các buổi sinh hoạt chung, như việc họp nhận nhiệm vụ buổi chiều sau giờ trưa, việc vệ sinh cá nhân thực hiện sau giờ kiểm tra chất lượng vào buổi chiều.

Những nhân viên lâu năm hoặc có đóng góp tích cực sẽ được tham dự những sự kiện, khóa học rèn luyện kĩ năng hoặc ăn tối cùng các quản lí trong công ty để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Những hoạt động này trong công ty sẽ làm tăng sự tự tin và hình thành tính hợp tác giữa các nhân viên.

Văn hóa công ty cũng góp phần tạo nên một chiếc “neo” lưu giữ trải nghiệm và kết nối thế hệ này với thế hệ khác nơi công sở. Chẳng hạn, trong buổi tiệc sinh nhật một nhân vật cấp cao trong công ty, hãy tổ chức một buổi họp mặt đa thế hệ nhân viên để tăng tính đoàn kết.

Dành thời gian để nạp năng lượng

Đây là bí quyết quan trọng để tạo sự thoải mái cho nhân viên và cũng giúp chính mình thư giãn. Bởi khi bạn cảm thấy vui vẻ, năng lượng tích cực từ bạn sẽ lan tỏa đến các nhân viên.

Việc thu mình, cô lập với cấp dưới, quá áp đặt bản thân vào công việc sẽ khiến chính bạn trở nên mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả và tạo khoảng cách với nhân viên. Vì vậy, hãy cho bản thân thời gian nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày để nạp năng lượng.

Ví dụ, buổi sáng nghỉ ngơi hoặc kỳ nghỉ dài ngày, hay việc chấp nhận sự hỗ trợ của người khác, thay vì ôm đồm công việc một mình. Và trên hết, hãy luôn tự tin vào kĩ năng quản lí của mình. Đừng để những lời nhận xét trái chiều của những người ít kinh nghiệm hơn ảnh hưởng đến suy nghĩ và kế hoạch bạn đã đề ra.

Link gốc


  • 03/08/2022 10:41
  • Nguồn: doanhnhansaigon.vn
  • 552