Cố vấn: Một người lãnh đạo tốt cũng giống như một người thầy, sẵn sàng huấn luyện và hướng dẫn cấp dưới hết mình nhằm củng cố tập thể và tăng năng suất.
Tạo cơ hội cho cấp dưới: Sếp tốt là người luôn luôn tự tin vào khả năng của chính mình, không ngại ngần chia sẻ những kiến thức và kỹ năng của bản thân với cấp dưới. Họ sẵn sàng tạo điều kiện để bạn là người kế nhiệm cho họ có thể chuyển lên bậc cao hơn. Đó là một cuộc chơi không có người thua cuộc.
Ủng hộ và bảo vệ đồng đội: Điều này có nghĩa là khi có vấn đề xảy ra, sếp sẽ cùng với các nhân viên tìm ra giải pháp và không đổ lỗi cho bất kỳ cá nhân nào. Tất cả đều ngồi chung trên một con thuyền.
Áp dụng chế độ thưởng: Người quản lý nên biết, nhân viên luôn là nguồn lực tốt và quan trọng nhất cho công ty. Do đó, nên dùng hình thức thưởng chứ không phải phạt để đánh giá.
Nhân viên dưới trướng của những “ông chủ” này có nhiều cơ hội nghề nghiệp và thành công trong con đường tương lai, do đó, họ cũng sẽ nỗ lực hết mình để tăng hiệu quả công việc.
Còn sếp tồi tệ thì...
Chuyên quyền: Bạn đã bao giờ gặp một người lãnh đạo luôn cho rằng mình đúng? Ông ta áp dụng hai quy tắc:
1: Sếp luôn đúng.
2: Khi sếp sai, hay đọc lại quy tắc 1.
Kiểu sếp này luôn thích kiểm soát cấp dưới, kiêu ngạo, bảo thủ và bất hợp lý. Người lãnh đạo độc đoán coi cấp dưới như người làm, người hầu. Điều này trở thành mối nguy hiểm cho sự phát triển của nhân viên vì họ không tìm thấy nơi để phát triển kỹ năng, tài năng và kiến thức. Chưa kể, lòng tự trọng cũng sẽ bị tổn thương.
Đổ lỗi cho người khác: Cảm giác tồi tệ nhất của nhân viên là bị đổ lỗi và không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào khi biến cố xảy ra. Một người quản lý tồi là người luôn đẩy mọi trách nhiệm và lỗi lầm cho nhân viên mỗi lần thất bại. Họ chỉ chấp nhận những thành tích và không bao giờ để ý đến cấp dưới khi họ gặp khó khăn.
Lãnh đạo theo cảm xúc: Thật căng thẳng và mệt mỏi cho nhân viên khi phải đánh giá tâm trạng của một người sếp sống thiên về cảm xúc. Người lãnh đạo này sẽ thiếu quyết đoán hoặc đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc mà không có lý do chắc chắn. Điều này sẽ dẫn tới sai lầm và có thể khiến cả nhóm phải chịu kết quả kém.
Quá cầu toàn: Hành vi của ông chủ cầu toàn là người ám ảnh và đòi hỏi. Điều này khiến cấp dưới không có không gian tự do để thực hiện nhiệm vụ và chứng minh quan điểm hoặc giải pháp thay thế, bởi họ phải đáp ứng đúng tất cả các kỳ vọng của sếp đặt ra.
Hèn nhát: Thật bất hạnh khi có những ông chủ không chấp nhận ý tưởng hay thách thức mới và chỉ thích “trú ngụ” trong vùng an toàn, không ủng hộ việc thay đổi. Họ luôn luôn trốn tránh trách nhiệm bất cứ lúc nào có thể.
Người sếp hèn nhát luôn cảm thấy bất an và sợ hãi một ngày bị cấp dưới vượt qua. Vì vậy, hãy cẩn thận vì họ "mỉm cười trước mặt nhưng đâm sau lưng" và chỉ cần nhân viên là vật tế thần khi làm bất cứ điều gì sai trái.