Đơn giản cách phòng dịch cúm gia cầm
Những chỉ dẫn rất dễ thực hiện của bác sĩ Huỳnh Anh Dũng - Trạm trưởng Trạm Y tế Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội sẽ rất hữu ích đối với mỗi CBCNV ngành Điện trong việc chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trước dịch cúm gia cầm.
(Ảnh minh họa)
|
* Trong ăn uống:
Không nên |
Nên |
- Ăn tiết canh ngan, vịt.
- Ăn thịt gia cầm chưa chín, trứng sống, lòng đào (nửa sống, nửa chín).
|
- Ăn chín, uống sôi.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
|
* Trong chế biến thực phẩm:
Không nên |
Nên |
- Sử dụng các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không có chứng nhận của Chi cục thú y, đặc biệt là là gia cầm từ vùng đang có dịch. |
- Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm sống.
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm.
- Sử dụng dao, thớt riêng khi thái thịt sống và thịt chín.
|
* Trong sinh hoạt hằng ngày:
Không nên |
Nên |
- Nuôi, nhốt gia cầm trong nhà.
- Giết, mổ, sử dụng gia cầm ốm, chết.
|
- Đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời khi thấy các triệu chứng như: Sốt trên 38oC, đau mỏi cơ, đau đầu, tức ngực, ho, khó thở; có tiếp xúc với gia cầm bị ốm, chết, hoặc người bị nhiễm bệnh.
- Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Sát khuẩn đường mũi họng hằng ngày như: Súc miệng nước muối, nước sát khuẩn TB, P/S,...
- Cách ly trẻ em, phụ nữ có thai và người ốm khỏi gia cầm.
- Báo ngay cho chính quyền địa phương khi phát hiện gia cầm ốm, chết.
|
Thông tin về tình hình Cúm gia cầm từ đầu năm 2014 đến nay:
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
- Tính đến 13/3/2014, cả nước có 46 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 16 tỉnh, thành phố gồm: Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Nghệ An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hải Dương, Sóc Trăng, Gia Lai, Hưng Yên, Ninh Thuận, Đồng Nai, Hà Giang, Quảng Nam, Bến Tre.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội:
- Chưa phát hiện có cúm A/H7N9 trên gia cầm, môi trường và ở người.
|