Ảnh minh họa
|
Lý do đầu tiên là nhân viên không có động lực. Bạn có thể tuyển dụng một nhân viên hoàn toàn xuất sắc, nhưng qua quá trình làm việc hoặc do cuộc sống thay đổi nên cá nhân đó không còn niềm vui trong công việc. Những nhân viên này giờ đây chỉ làm việc như một cỗ máy và nhận tiền lương hằng tháng. Mức độ cam kết hoặc lòng trung thành của họ với công ty ở mức thấp.
Jack Welch, khi còn giữ chức chủ tịch Tập đoàn General Electric đã soạn thảo một chuyên đề. Trong đó, ông mô tả triết lý liên quan đến các kiểu nhân viên từng làm việc tại General Electric và những nhiệm vụ thực hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp của họ.
Ông chia thành 4 thang đo:
Thang đo 1: Nhân viên vừa có năng lực vừa có động lực. Họ “gặt hái” các giá trị và niềm tin cho General Electric, đóng góp và là những cộng sự xuất sắc trong công ty. Công ty được xây dựng và phát triển từ chính những người này.
Thang đo 2: Nhân viên có năng lực nhưng không “gặt hái” các giá trị cho General Electric. Họ hoàn thành tốt công việc, nhưng họ cảm thấy giá trị của công ty là thứ gì đó xa vời, khác biệt với suy nghĩ và cách hành xử của họ.
Thang đo 3: Nhân viên không có năng lực nhưng họ vẫn “gặt hái” các giá trị cho General Electric. Họ tích cực, có động lực và cần có nhiều chương trình huấn luyện, trải nghiệm. Công ty cố gắng thực hiện để chuyển những nhân viên này lên Thang đo 1.
Thang đo 4: Nhóm nhân viên này được Jack xác định là những người vừa không có năng lực ở công ty, vừa không tin tưởng vào các giá trị của General Electric. Những nhân viên này nên loại bỏ càng nhanh càng tốt.
Nguyên nhân khiến chuyên đề này trở nên có sức ảnh hưởng lớn là bởi kết luận cuối cùng của tác giả. Welch cho rằng “những nhân viên có năng lực nhưng không gặt hái giá trị cho công ty là nguyên nhân chính của các vấn đề, sự hiểu nhầm, chiêu trò và tiêu cực trong công ty”.
Nếu các nhân viên không có sự chuẩn bị để cống hiến toàn tâm toàn sức vào việc thực hiện nhiệm vụ theo cách tốt nhất mà họ có thể, thì nên động viên họ tìm nơi làm việc khác để họ có thể cống hiến nhiều hơn. Có nhiều trường hợp khi một nhân viên đã từng hoàn thành xuất sắc công việc trong khoảng thời gian dài nhưng sau đó họ làm việc “kém hiệu quả” thì cũng cần cân nhắc xem đã đến thời điểm để họ chuyển sang một hướng đi khác.
Nguyên nhân thứ hai khiến các nhân viên làm việc không đạt kết quả là do họ thiếu năng lực, họ không thể hoàn thành tốt công việc của mình. Để nhận định một nhân viên thiếu động lực hay thiếu năng lực, có một cách kiểm tra đơn giản là hãy đặt câu hỏi: “Nếu cuộc sống của nhân viên đó phụ thuộc vào công việc, thì họ có thể hoàn thành nó tốt chứ?”
Nếu nhân viên không thể thực hiện tốt công việc, ngay cả khi cuộc sống của họ phụ thuộc vào nó thì có nghĩa là họ không có năng lực. Nếu nhân viên có thể thực hiện tốt công việc khi cuộc sống của họ phụ thuộc vào nó thì có nghĩa là họ không có động lực. Khi công ty giữ lại một nhân viên không có năng lực có nghĩa đang đối xử không công bằng với những nhân viên khác.