Rất dễ phản ứng thái quá trong lúc không khí đang căng thẳng khi cơn giận bùng phát và chúng ta đang không suy nghĩ cẩn trọng. Để tránh những cơn giận dữ làm giảm sự tín nhiệm, dưới đây là một vài bước đơn giản giúp bạn kiểm soát giận dữ và lấy lại sự điềm tĩnh vốn có.
1. Đi dạo
Chúng ta biết rằng một khi đạt tới giới hạn chịu đựng thì cơn giận dữ sẽ bùng phát như thế nào và để kiểm soát giận dữ cũng không phải dễ dàng. Thời khắc mà tất cả chúng ta chỉ muốn la hét và thậm chí là muốn đấm vào mặt một ai đó. Nhưng vì danh tiếng của bạn, hãy đứng dậy và bắt đầu đi dạo và đừng dừng lại cho tới khi bạn đã bình tĩnh trở lại.
2. Tâm sự với một người đồng nghiệp đáng tin cậy
Tâm sự với họ có thể giúp bạn có được nhiều góc nhìn khác nhau và những quan điểm khách quan từ một người ngoài cuộc.
3. Hít thở
Nghe có vẻ đơn giản nhưng nó là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm nhịp tim của bạn xuống và cho bản thân bạn một cơ hội để nghiền ngẫm và tập trung tư tưởng để kiểm soát giận dữ.
4. Đếm tới 10
Tương tự như cách hít thở, đếm tới 10 cho bạn cơ hội để tạm gác lại sự tức giận, bình tĩnh và tập trung trở lại. Mục đích của nó là giúp bạn thoát khỏi những tình huống căng thẳng để bạn không hành động theo cảm tính nữa.
5. Tập trung vào tổng thể
Đừng để bản thân bị chi phối bởi những những chi tiết nhỏ ví dụ như lỗi đó là lỗi của ai. Tập trung vào mục đích chính và đưa ra những giải pháp phù hợp cho nó. Mọi thứ khác hãy bỏ ngoài tai.
6. Hãy là “người lớn”
Chúng tôi hiểu cảm giác mà bạn đang gặp phải khi đối mặt với những đồng nghiệp “ca khó” lúc làm việc. Đừng hành xử như họ, điều đó không giải quyết được vấn đề, bạn nên “người lớn” hơn và hành động “cao cả” hơn. Không dễ để kiềm chế cơn giận khi chúng ta đang rất giận dữ, nhưng có thể giữ bình tĩnh và kiềm chế bản thân trong tình huống áp lực là một biểu hiện của một người lãnh đạo. Nếu bạn khao khát được thăng tiến lên vị trí quản lý trong tương lai thì kiểm soát giận dữ sẽ là một kỹ năng rất hữu ích mà bạn cần rèn giũa.