Có những người phất lên rất tốt ở nơi làm việc, rất nhanh đã có thể được thăng chức tăng lương, trở thành đối tượng ngưỡng mộ của người khác, nhưng cũng có những người lại không được như ý muốn, đừng nói tới thăng chức tăng lương, ngay cả hoàn thành công việc sao cho hiệu quả thôi cũng không thể, tới đâu cũng nhận lại được sự không tin tưởng từ người khác.
Đừng cho rằng đây là do IQ có sự khác biệt, thực ra, trình độ trí lực của phần lớn chúng ta đều chẳng khác nhau là mấy, chỉ là tố chất tâm lý và thói quen tư duy khác nhau, mới dẫn tới sự khác biệt trong vận mệnh. Muốn tồn tại lâu dài ở nơi làm việc, bạn bắt buộc phải thay đổi những thói quen sai lầm, đặc biệt là 4 khuyết điểm dưới đây, càng sớm sửa càng có lợi cho bạn.
1. Chịu thiệt nhưng vẫn lẳng lặng, không dám nói ra
Người tự phụ còn dễ cứu, còn người tự ti thì khó. Có những nhân viên bình thường quá hiền lành, sợ xảy ra xung đột với người khác, gặp phải thiệt thòi cũng không dám hé răng nửa lời, một mình âm thầm chịu đựng. Ở nơi làm việc khốc liệt, bạn càng thật thà, hiền lành, người khác càng được nước lấn tới ức hiếp bạn.
Nếu không muốn bị người khác đẩy ra khỏi ván cờ, nhất định phải học cách đấu tranh cho lợi ích của mình. Gặp chuyện bất hợp lý, phải chủ động nói ra, đồng nghiệp chèn ép, đấu tranh lại. Làm người là phải biết lúc nào nên làm lọ lem, lúc nào thì nên biến thành phù thủy, lợi ích bị tổn hại, công sức bị phủ nhận thì phải xù lông lên mà bảo vệ nó, lọ lem còn có bà tiên giúp biến thành công chúa, còn ngoài đời thì làm gì tồn tại bà tiên nào, bạn chính là bà tiên của đời mình, chẳng ai bảo vệ được bạn ngoài chính bản thân bạn cả. Chỉ khi bạn kiên trì với sự tự tôn của chính mình, thì người khác mới tôn trọng bạn.
2. Làm việc dễ bị phân tâm
Có những người làm việc rất dễ xảy ra sai xót, rõ ràng là một nhiệm vụ rất đơn giản thôi, nhưng chỉ cần có sự nhúng tay của họ là mọi chuyện kiểu gì cũng sẽ xảy ra sai xót. Một người tới cả công việc chuyên môn, công việc mà mình phụ trách mà còn làm không tốt, vậy thì ai dám trao cho bạn những trọng trách lớn lao hơn?
Muốn làm tốt công việc của mình, trước tiên phải học cách bồi dưỡng, rèn luyện cho mình sự chú tâm, chuyên tâm cho công việc. Trong lúc làm việc thì đừng nghĩ tới chuyện gì khác, dồn hết sự chú ý của mình cho việc mà mình đang phụ trách. Khi phát hiện ra mình phân tâm, hãy ngay lập tức thu sự chú ý lại cho hiện tại. Có thể ban đầu bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn, bạn hầu như lúc nào cũng phân tâm, nhưng một khi đã rèn được cho mình thói quen chuyên tâm rồi, hiệu suất công việc sẽ được cải thiện rất nhiều. Một người làm việc chuyên tâm và tâm huyết, tự nhiên sẽ kiếm được nhiều cơ hội hơn.
3. Làm việc không có nhiệt huyết
Mỗi ngày đi làm, đối mặt với đồng nghiệp, không ít người cảm thấy chán ngán, chán ghét, mau mau chóng chóng hoàn thành xong công việc rồi ngồi đếm thời gian để được tan làm. Khó khăn lắm mới được tan làm, không ở nhà lướt điện thoại, xem tivi thì cũng ra ngoài ăn uống mua sắm, làm không lâu đã mong tới lúc nghỉ hưu?
Nếu bạn quen với cuộc sống kiểu an nhàn, thoải mái này, vậy thì bạn cứ xác định là mình cả đời sẽ chỉ thế thôi, nên không nổi việc gì cả đâu. Con người ta, sống là phải có ý chí, có nhiệt huyết và tinh thần chiến đấu. Thời gian, nó công bằng với tất cả mọi người, 8 tiếng đi làm, 8 tiếng đi ngủ, 8 tiếng còn lại sẽ cho ra những cuộc đời khác nhau. Trân trọng hiện tại hãy còn trẻ, nỗ lực học hỏi món nghề nào đó, đọc nhiều sách hơn một chút… những thứ này vừa giúp phong phú thế giới tinh thần của bạn, lại vừa giúp bạn nâng cao vốn cạnh tranh.
4. Không biết sắp xếp kế hoạch
Phàm là chuyện gì, có sự chuẩn bị ắt sẽ nên chuyện. Những người đi làm bao năm mà vẫn ở vạch đích, nếu không phải vì tuổi trẻ lười biếng, thích an nhàn, thì chính là vì thiếu đi kế hoạch hành động hiệu quả. Đi làm chỉ biết hoàn thành xong công việc của mình, cuộc sống cũng không có định hướng gì, rảnh rỗi thì xem phim, lướt điện thoại, lãng phí thời gian trong vô thức.
Nếu cẩn thận quan sát, bạn sẽ phát hiện, bạn thực ra không hề quá bận rộn, mà chẳng qua chỉ đơn giản là đang lặp đi lặp lại một cuộc đời vô vị. Muốn thời gian phát huy được tối đa tác dụng, phải học cách lên kế hoạch. Liệt kê công việc cần làm mỗi ngày, như vậy bạn sẽ có một khái niệm về thời gian rõ ràng, và làm được nhiều việc có ích hơn.
Link gốc