Nhật Bản tìm thấy bản thư pháp quý của Trung Quốc

Một bản sao thư pháp cực hiếm của huyền thoại thư pháp Trung Quốc sống ở thế kỷ thứ 4 - Vương Hi Chi đã được tìm thấy ở Nhật Bản.

Một phần bức thư pháp quý hiếm của Trung Quốc

Không một tác phẩm gốc nào của Vương Hi Chi còn tồn tại tới nay, dù đã được nhiều đấng quân vương Trung Quốc trân trọng và cố gắng gìn giữ trong suốt quá trình lịch sử. Các bức thư pháp này được đánh giá cao do những đóng góp to lớn của chúng cho sự phát triển của nghệ thuật thư pháp.

Phong cách thư pháp sáng tạo của Vương Hi Chi đã gây rất nhiều ảnh hưởng, tới mức giới cung đình Trung Quốc đã có thể tạo nên những bản sao chính xác những tác phẩm mà ông tạo ra cách đó cả thiên niên kỷ, với một số bản sao đang được người Nhật gìn giữ và xem như quốc bảo.

Vì thế, "Đây là một phát hiện quan trọng trong hoạt động nghiên cứu tác phẩm của Vương Hi Chi" - Người đại diện Bảo tàng quốc gia Tokyo khẳng định và cho biết họ sẽ trưng bày tác phẩm từ ngày 22/1 - 3/3/2013.

Bản thư pháp thuộc sở hữu của một người Nhật Bản (danh tính không được tiết lộ), có 24 ký tự Trung Quốc viết theo 3 dòng trên một mảnh giấy rộng 26 x 10 cm.

Sau những hoạt động nghiên cứu gần đây do chuyên gia thư pháp Trung Quốc Jun Tomita của Bảo tàng tiến hành, người ta đã có thể xác định rằng đây là một bản sao hoàn hảo tác phẩm thư pháp của Vương Hi Chi.

Trang thư pháp này là một phần của bức thư và bao gồm các đoạn ký tự đã được nghệ nhân bậc thầy họ Vương sử dụng.

Nội dung của bản thư pháp, phong cách, kỹ thuật sao chép và các yếu tố khác cho thấy bảo sao bức thư pháp này đã được viết dưới thời Đường, khoảng thế kỷ thứ 7 - thế kỷ thứ 8.

Có thể bức thư pháp đã được đưa ra khỏi Trung Quốc bởi các thương nhân hoặc các sứ giả Nhật Bản đã tới viếng thăm Trung Quốc.


  • 20/01/2013 02:16
  • Theo TTXVN
  • 1532


Gửi nhận xét