ICI telecom đưa ra 3 lý do:
- Thứ nhất là không có nhiều người giỏi để tìm đâu – 1.000 người mà đem đi test IQ thì có khoảng 10 nguời có IQ cao, trong đó chỉ có 5 người làm kĩ thuật. Sau khi đào tạo thì còn 1-2 người phù hợp với nghề và tổ chức. Như vậy, nếu muốn tuyển được 100 người thì ông phải giải được bài toán là tìm được 100.000 người! Không khả thi!
- Thứ hai, chi phí nuôi người tài rất tốn kém. Giả sử có 1.000 người giỏi, ta phải cố gắng chăm sóc họ thì mới giữ họ lại được. Ông không giữ họ được bằng tiền, mà phải giữ cả bằng tình. Ít nhất là 1 năm ăn chung với họ một lần, phải biết tên vợ họ, ngày sinh của vợ họ, họ có bao nhiêu người con. Như vậy cũng không khả thi, vì trong 1 năm 365 ngày, nếu ăn cơm với lần lượt 1.000 người thì không ăn cơm ở nhà bữa nào luôn. Đó là chưa kể không thể nhớ hết 1.000 cái tên của vợ họ và 2.000 cái tên của con họ.
- Thứ ba, người giỏi có đặc điểm quan trọng là làm mà không cần hỏi ai. Vì vậy họ làm gì và làm như thế nào thì công ty ông không biết luôn. Như vậy khi người đó ra đi thì công ty sẽ khó mà có thể tìm được người thay thế.
Để giải bài toán này thì ICI telecom cho biết công ty chỉ cần quản lí có 5 người tài thôi. Đây là 5 người được coi là bộ não của tập đoàn. Tất cả các vấn đề đều gửi về đây cho họ xử lí và họ gợi ý các cách giải. Tất cả tri thức đều tập trung vào 5 người này. Như vậy tổ chức họ có bộ não thông minh, tay chân nhanh nhẹn và hệ thống thông suốt. 5 người tài đó đã để lại toàn bộ tri thức cho tập đoàn.
Có một sự thật là bất cứ khi nào phân tích bất cứ vấn đề gì thì chỉ có 5% là phức tạp cần người giỏi giải quyết, còn lại thì có thể viết ra một cách tường minh. Viettel có triết lí gọi là triết lí Tôn Ngộ Không, không yêu cầu cao với 95 người mà chỉ cần yêu cầu cao với 5 người mà thôi.
Theo cách tính trên, với 25.000 nhân viên hiện tại, Viettel chỉ cần đào tạo 5% tức là 1.250 người. Những người này sẽ tạo ra quy trình cho 25.000 người kia làm việc. Việc đó sẽ tạo cho bài toán về con người của Viettel trở nên dễ dàng hơn và thuận lợi hơn rất nhiều.