Ngày ghi điện kéo dài, khách hàng có thiệt thòi?

Nhiều bạn đọc ở TP.HCM phản ảnh gần đây các công ty điện lực thay đổi ngày ghi điện. Thay vì thời gian ghi điện là 30 ngày (trong một tháng) thì kéo dài đến 35 hoặc 38 ngày, khiến nhiều người lo ngại lượng điện họ dùng sẽ bị cộng dồn và bị tính lũy tiến qua các bậc thang giá cao... Ông Nguyễn Anh Vũ, Trưởng ban Quan hệ cộng đồng Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVN HCMC) cho biết: Dù số ngày ghi điện có dài hơn 30 ngày trong tháng hoặc ít hơn thì nguyên tắc vẫn phải tính đúng, tính đủ định mức cho từng khách hàng.

* Vì sao các công ty điện lực thuộc EVN HCMC đồng loạt điều chỉnh ngày ghi điện tại nhiều khu vực? Việc này ảnh hưởng đến khách hàng thế nào, thưa ông?

- Triển khai đề án của Tập đoàn Điện lực VN về củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của các công ty điện lực, EVN HCMC triển khai phân chia lại địa bàn chăm sóc khách hàng.

Cụ thể, mỗi công ty điện lực chia ra từ 2-4 đội, mỗi đội phụ trách trực tiếp địa bàn 7-10 phường. Việc thay đổi này nhằm giúp khách hàng đến giao dịch, gắn điện kế mới, đóng tiền điện... nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, ngành điện cũng gần gũi với khách hàng, quản lý lưới điện, sửa chữa điện, giải quyết sự cố thuận lợi hơn. Việc triển khai theo mô hình này dẫn đến thời gian ghi chỉ số điện trong tháng cho khách hàng bị thay đổi. Trước khi triển khai, các công ty điện lực đã gửi thông báo đến từng khách hàng sử dụng điện.

* Nhưng nhiều khách hàng cho rằng việc thay đổi ngày ghi điện làm tăng lượng điện họ dùng trong tháng dẫn đến bị tính lũy tiến khiến họ bị thiệt thòi. Ông có thể nói rõ hơn về việc này?

- Hiện nay đối với khách hàng thắp sáng sinh hoạt bình thường giá điện có sáu bậc thang. Cụ thể, khách hàng dùng tới 100kWh giá 1.418 đồng/kWh, từ 101-150kWh giá 1.622 đồng/kWh... Các bậc thang như trên được cấp cho mỗi hộ trong mỗi tháng (30 ngày). Tương ứng mỗi ngày khách hàng được 3,3kWh (làm tròn) bậc thang đầu tiên, 1,66 kWh bậc thang tiếp theo... cho đến bậc thang thứ 6. Vì vậy, cho dù thời gian ghi điện trong tháng là bao nhiêu thì định mức của các bậc thang sẽ tăng hoặc giảm tương ứng với thời gian ghi điện trong tháng.

Cụ thể, thời gian ghi điện trong tháng là 35 ngày thì định mức bậc thang đầu tiên không phải là 100kWh nữa mà sẽ là 117kWh. Ngược lại, thời gian ghi điện trong tháng chỉ 28 ngày thì bậc thang đầu tiên giảm còn 93kWh và các bậc thang khác cũng sẽ giảm tương ứng.

Vì vậy có thể khẳng định việc tăng hay giảm ngày ghi điện trong tháng thì định mức của khách hàng cũng sẽ được tính đúng, tính đủ chứ không mất đi hoặc bị cộng dồn hay bị tính lũy tiến.

Ví dụ cụ thể: Khách hàng A sử dụng 400 kWh với số ngày sử dụng điện thực tế là 30 ngày thì số tiền phải trả là:

 

Bậc thang

Ðịnh mức (kWh)

Ðơn giá

(đồng)

Ðiện năng

tiêu thụ (kWh)

Tổng tiền

(đồng)

1

100

1.418

100

141.800

2

50

1.622

50

81.100

3

50

2.044

50

102.200

4

100

2.210

100

221.000

5

100

2.361

100

236.100

6

>400

2.420

0

0

Tổng

 

 

400

782.200

Khách hàng A, nhưng số ngày ghi điện thực tế là 35 ngày

 

Bậc thang

Ðịnh mức (kWh)

Ðơn giá (đồng)

Ðiện năng

tiêu thụ (kWh)

Tổng tiền

(đồng)

1

117

1.418

117

165.906

2

58

1.622

58

94.076

3

58

2.044

58

118.552

4

117

2.210

117

258.570

5

117

2.361

50

118.050

6

>467

2.420

0

0

Tổng

 

 

400

755.154

Khách hàng A nhưng số ngày ghi điện thực tế là 28 ngày

 

Bậc thang

Ðịnh mức (kWh)

Ðơn giá (đồng)

Ðiện năng

tiêu thụ (kWh)

Tổng tiền

(đồng)

1

93

1.418

93

131.874

2

47

1.622

47

76.234

3

47

2.044

47

96.068

4

93

2.210

93

205.530

5

93

2.361

93

219.573

6

>373

2.420

27

65.340

Tổng

 

 

400

794.619

 


  • 12/11/2013 02:07
  • Theo Báo Tuổi trẻ
  • 7770


Gửi nhận xét