Để nồi cơm điện bền và nấu cơm ngon:
Trước khi cho vào nồi, bạn nên lau khô xung quanh bên ngoài xoong nấu.
Khi đặt xoong vào nồi cơm bạn phải lưu ý dùng 2 tay đặt vào. Nếu dùng 1 tay có thể bạn sẽ làm hỏng rơ le chính của nồi.
Sau khi đặt xoong vào nồi, bạn nên xoay nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rơ le tiếp xúc đều với đáy nồi, tránh hiện tượng cơm bị sống.
Thường xuyên vệ sinh các phần của nồi cơm điện: Xoong, phần trong nồi, hộp chứa nước, cụm thoát hơi...
Bạn không nên:
Ấn nhiều lần nút “cook” để tạo cháy. Việc ấn nhiều lần này chỉ khiến giảm tuổi thọ nồi cơm, khiến rơ le bật- tắt không chính xác, nồi cơm dễ bị sống hoặc quá lửa.
Vo gạo trực tiếp trong nồi vì có thể làm xước lớp chống dính, méo nồi do va chạm.
Dùng xoong của nồi cơm điện để nấu trên thiết bị khác, sẽ rất dễ làm xoong bị biến dạng.
Hiện tượng/
Nguyên nhân
|
Giải pháp |
Cắm điện và cơm… sống
Đây là hiện tượng nồi cơm bị rơ le cắt sớm, hoặc đáy nồi cong khiến nhiệt tiếp xúc không đủ.
|
Nên thay rơ le mới
Với trường hợp đáy nồi cong thì bắt buộc phải thay nồi mới.
|
Nấu cơm bị cháy
Đây là hiện tượng rơ le bị cắt muộn. |
Nên thay rơ le mới |
Cắm điện nhưng không có đèn báo:
Có thể nồi bị đứt cầu chì. |
Mua cầu chì mới để thay hoặc đem ra hàng sửa.
|
Bí quyết nấu cơm ngon:
- Sau khi vo gạo, dùng tay dàn đều mặt gạo để cơm được chín đều.
- Hạn chế mở nắp nồi khi nấu cơm vì sẽ làm cơm thiếu hơi.
- Khi nồi vừa chuyển sang chế độ giữ ấm, nhanh tay xới đều cơm trong nồi. Như vậy sẽ giúp cơm tơi và chín đều.
- Không cắm chế độ giữ ấm quá 12 tiếng, vừa tốn điện mà cơm sẽ mất ngon, bị biến màu và giảm vị.
|