Thiếu sáng tạo trong nghệ thuật và kỹ thuật
Theo Thạc sĩ. KTS Trần Thành Vũ, Chuyên gia tư vấn tiết kiệm năng lượng iFC Worldbank Group - Chuyên gia năng lượng tại Viện kiến trúc Nhiệt Đới ITA - HAU, một trong những nguyên nhân khiến cho các CTX tại Việt Nam chưa có nhiều. Đó là, vấn đề của các rào cản kỹ thuật và năng lực thiết kế.
Đội ngũ làm nghề tư vấn của Việt Nam hiện tại có rất ít đơn vị đủ năng lực thực hiện công trình sử dụng năng lượng hiệu quả, công nghệ thiết kế tiên tiến nhất hiện nay là mô phỏng năng lượng công trình gần như chưa được biết đến. Tuy nhiên, vấn đề này có thể giải quyết được thông qua đào tạo và có nhiều điều kiện để tự học nhờ internet.
|
Siêu thị Big C Dĩ An - TTTM Green Square tại Bình Dương đã sử dụng nguồn năng lượng tái tạo lấy điện từ 1.450 m2 pin năng lượng mặt trời. |
Vấn đề khó nhất lại nằm ở các quy định về thiết kế cũng như quan niệm của các chủ đầu tư về lao động sáng tạo trong nghệ thuật và kỹ thuật. Phần lớn các chủ đầu tư, thậm chí các đơn vị thiết kế kiến trúc cũng không hiểu được, dù một chút công việc lao động sáng tạo kỹ thuật (kết cấu, hệ thống cơ điện) sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn về chi phí đầu tư và chi phí vận hành.
Tuy vậy, thực trạng cơ chế và quan niệm về làm thiết kế không có chỗ cho những sáng tạo kỹ thuật phát triển, đang là quan điểm hết sức đáng ngại xét trên góc độ phát triển bền vững lâu dài, cả về kinh tế, kỹ thuật, khoa học, môi trường.
Ngoài những vấn đề nêu trên, vấn đề căn bản trong mô hình tổ chức và quản lý thiết kế tại Việt Nam, rồi phương pháp thiết kế…cũng là những cản trở lớn để CTX có thể phát triển mạnh tại Việt Nam, Thạc sĩ. KTS Trần Thành Vũ cho biết.
Công trình xanh có thể phát triển mạnh khi!
Cũng theo Thạc sĩ. KTS Thành Vũ, để CTX có thể phát triển mạnh thì cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề thuộc về kỹ thuật và năng lực thực hiện thiết kế. Kèm theo những vấn đề này còn cần nhiều yếu tố đi kèm để phát huy và khuyến khích thực hiện CTX, nếu không làm được đầy đủ thì việc trang bị kiến thức và năng lực thiết kế cũng không thể tạo nên sự chuyển biến lớn trong hoạt động xây dựng cơ bản.
Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, thực thi chính sách hiệu quả đối với CTX, kết hợp với các chiến lược cấp quốc gia, chiến thuật phát triển cấp địa phương đã không chỉ làm cho CTX, thành phố phát triển như một trào lưu, mà thông qua đó, hình thành một nền kinh tế xanh với các sản phẩm công, nông nghiệp thân thiện môi trường.
Có thể coi như đây là một sự xoay trục trong phát triển kinh tế. Bài học kinh nghiệm đó, với thực tế tại Việt Nam, chúng ta đang gặp phải một số vấn đề căn bản trong mô hình tổ chức và quản lý thiết kế, những điểm này cản trở sự xuất hiện của các công trình thực sự có chất lượng, cản trở việc đóng góp chất xám, sự sáng tạo trong thiết kế xây dựng cơ bản. Giải quyết những vấn đề này là nền tảng thiết yếu cải thiện chất lượng công trình để tiến gần hơn tới CTX.
|
Hy vọng thời gian tới Việt Nam sẽ có nhiều hơn nữa những công trình, tòa nhà xanh - Ảnh: Ngọc Tuấn. |
Siêu thị Big C Dĩ An - TTTM Green Square tại Bình Dương là một minh chứng cụ thể với đặc tính “xanh” mang tính đột phá như: Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo lấy điện từ 1.450 m2 pin năng lượng mặt trời; Lớp vỏ công trình có hiệu quả năng lượng cao với mái có cấu tạo đặc biệt gồm nhiều lớp, sơn màu trắng hệ số phản xạ thấp; Hệ thống vòi nước hạn chế lưu lượng dòng chảy tự động ngắt khi không có nhu cầu sử dụng…đã được cấp chứng chỉ LEED Vàng và LOTUS Bạc cho công trình phi nhà ở, một hệ thống chuẩn hóa của Mỹ về các công trình xây dựng có chất lượng bảo vệ môi trường cao, được thiết lập bởi Hội đồng công trình xanh Mỹ (US Green Building Council).
Việc Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD "Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả", có hiệu lực từ ngày 15/11/2013, đối với các công trình dân dụng (văn phòng, khách sạn, bệnh viện, trường học, thương mại, dịch vụ, chung cư) có tổng diện tích sàn từ 2.500 m2 trở lên sẽ phải tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo, là bước quan trọng thúc đẩy mục tiêu năng lượng hiệu quả thông qua thiết kế, thi công công trình xây dựng, góp phần giảm khoảng 20% tổng năng lượng tiêu thụ so với hiện nay.
Còn theo ông Nguyên Minh Thông, Giám đốc điều hành, Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam, CTX tại Việt Nam sẽ đạt được nếu tất cả các bên liên quan cùng tham gia gánh vác trách nhiệm thúc đẩy xu hướng thị trường xanh ngay từ giai đoạn đầu.
Những công trình, tòa nhà đạt chứng chỉ về công trình xanh:
1- Công ty TNHH Colgate- Palmolive Việt Nam, Chi nhánh Mỹ Phước: Leed bạc.
2- Công trình Nhà máy may Henesbrand Phú Bài - Huế: Leed bạc.
3- Liên doanh YCH-Protrade DistriPark (Singapore) giai đoạn 1: Leed Vàng.
4- FGL Tân Phú : Leed vàng.
5- VP Công ty TNHH Changsin VN tại Biên Hòa: Leed vàng.
6- VP Công ty TNHH Intel Products VN: Leed vàng
.
7- Công trình cao ốc, văn phòng President Place: Leed vàng.
8- Trung tâm thương mại Green Square Dĩ An BD (Big C Dĩ An): Leed vàng.
9- VP công ty Cổ phần VN Mộc Bài: Leed bạc.
|