Theo chuyên gia Nguyễn Quốc Hùng, có thể do chị Liên sắp xếp đồ trong tủ không khoa học cũng có thể gây thất thoát điện năng, khiến việc sử dụng tủ không hiệu quả, có thể làm hỏng thực phẩm.
Chuyên gia gợi ý, người sử dụng tủ mát nên sắp xếp đồ trong tủ một cách khoa học để khí lạnh đối lưu và không bị hao tốn nhiều điện. Người dùng không nên để thực phẩm lấp kín bộ phận thổi hơi lạnh hoặc đồ xếp chồng lên nhau mà không có khoảng cách. Các loại đồ tươi sống nên cho vào các hộp thép hoặc inox sẽ tốn điện ít hơn.
Nên mở cửa tủ mới ra trong vòng 2 tiếng trước khi cắm điện. Ảnh minh họa
|
Chuyên gia Nguyễn Quốc Hùng đưa ra một số lời khuyên khác để sử dụng tủ mát hiệu quả và tiết kiệm điện như sau:
- Khi mới mua tủ về, trước khi cắm điện, người dùng nên để tủ đứng yên và mở cửa trong vòng 2 tiếng. Điều này giúp ổn định gas và thoát các khí tích tụ do quá trình vận chuyển gây ra.
- Trước khi cho đồ vào giữ mát, nên lau chùi toàn bộ tủ một lần để đảm bảo vệ sinh.
- Ngoài ra, vị trí đặt tủ cũng vô cùng quan trọng. Người sử dụng nên kê tủ ở nơi thoáng mát, cho không khí được lưu thông tốt.
- Mở tủ nên cố gắng đóng lại càng sớm càng tốt, tránh thất thoát nhiệt ra ngoài.
- Đặt sâu thực phẩm vào phía sau của kệ khi đặt các thực phẩm lên kệ để có được nhiệt độ lạnh thấp nhất.
- Kiểm tra xem lỗ thoát nước có bị tuyết hay các vật thể khác lấp kín không. Cần phải đảm bảo lỗ thoát nước được thông thoáng.
- Xoay núm chỉnh nhiệt độ tới vị trí “0”, rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm, lấy hết thực phẩm ra và để tủ mở hé cửa nếu người sử dụng không dùng tủ trong thời gian dài.
- Dùng nguồn cấp điện cho tủ thông qua các thiết bị chống dò điện, chống quá tải. Không cắm nhiều thiết bị chung một ổ cấp điện, phải dùng riêng ổ.
- Vệ sinh tủ 2 – 3 tháng/ lần để vi khuẩn, nấm mốc không có điều kiện phát sinh, nâng cao tuổi thọ và giữ tủ sạch.
- Lau phần rìa cao su ở của tủ mát một cách cẩn thận. Điều này giúp cho phần cao su giữ được độ bền, đóng khít, không thoát được nhiều hơi lạnh ra ngoài làm hao tốn điện năng.