1. Thay đổi cách nhìn nhận
Cảm xúc, ngay cả những biểu hiện thách thức với một ai đó như giận dữ, sợ hãi và ganh tị đều có lý do! Đó là do sự khôn ngoan của bạn. Thay vì kiểm soát cảm xúc, bạn có thể kiểm soát những hành vi của mình (bao gồm đánh đập, la hét, gây tổn thương, chạy trốn).
Vì sao chúng ta không thể tương tác với mọi người bằng sự bình tĩnh để giải quyết vấn đề rõ ràng và dễ dàng? Nguyên nhân quan trọng là chúng ta bị cuốn vào những căng thẳng nhỏ, xung đột. Những "va chạm" thường leo thang đẩy tới những cảm nhận nguy hiểm.
Thông thường, chúng ta luôn cho rằng những cảm xúc này là xấu. Nhưng thực tế, bạn hãy thay đổi cách nhìn của mình, vì những cảm xúc này bắt nguồn từ một mục đích tốt. Thực tế, những cảm xúc này là tập hợp những phản ứng giúp chúng ta tồn tại qua hàng nghìn năm tiến hóa, giúp ta bảo vệ mình khỏi mối đe dọa và nguy hiểm. Nếu rùa có thể rụt đầu vào trong mai, hổ có răng nanh sắc nhọn thì chúng ta có bộ não siêu nhạy cảm. Bộ não siêu nhạy cảm khi cảm nhận được mối đe dọa, nó sẽ phản ứng để bảo vệ chúng ta.
Vậy điều gì tạo ra "mối đe dọa" với bạn? Hầu như bất kỳ sự tương tác, với ai cố gắng tỏ sức mạnh hơn người khác sẽ kích hoạt các "phản ứng sinh tồn" của bạn. Lúc này, người ta cố gắng nắm quyền lực bằng cách hạ bệ người khác xuống, làm cho họ xấu hổ, đổ lỗi, đánh giá, làm họ mất uy tín và chia rẽ.
2. Tạo "chiến lược" cảm xúc
Hãy xem xét: Bạn muốn điều gì xảy ra tiếp theo? Dựa trên các yếu tố: Những cảm xúc nào sẽ giúp điều đó xảy ra? Bạn có những cảm xúc đó không? Rất có thể, trong một vài tình huống, bạn có nhiều cảm xúc, hãy hướng tới những cảm xúc sẽ giúp bạn tiến tới điều bạn muốn xảy ra.
Ví dụ bạn có muốn đồng nghiệp của mình bị xấu mặt? Bạn có cảm thấy thoải mái khi hạ bệ đồng nghiệp của mình?
Riêng việc dừng lại xem xét xu hướng phát triển từ những cảm xúc đến hành vi cũng đã giúp bạn trấn tĩnh, có cái nhìn lý trí và dẫn tới hành vi khôn ngoan hơn.
3. Tăng cường tính nhân hậu, lòng trắc ẩn trong bạn
Sẽ khó khăn cho bạn trong việc có được cảm xúc đúng đắn nếu lòng trắc ẩn trong bạn đang "đi vắng". Vì vậy, hãy khiến bản thân thêm giàu tình thương người, lòng nhân hậu bằng cách thường xuyên quan tâm đến những người khác, nó sẽ giúp bản thân bạn thấy bình yên, hòa nhã hơn.
Một vài xu hướng phát triển cảm xúc, nắm được nó bạn sẽ có cái nhìn bao quát và lý trí hơn để không đẩy cảm xúc tới những hành vi tiêu cực:
- Sợ hãi thúc đẩy sự bảo vệ
- Tức giận thúc đẩy tấn công
- Vui vẻ thúc đẩy kết nối
- Ghê tởm thúc đẩy chối bỏ
- Tin tưởng thúc đấy sự tiến bước
- Đau buồn thúc đẩy sự rút lui
- Bất ngờ thúc đẩy việc dừng lại để đánh giá
- Dự kiến thúc đẩy mong đợi.