4 kỹ năng mềm của doanh nhân thành công

Thành công không chỉ là đích đến mà là cả một quá trình. Để trở thành một doanh nhân giỏi, các kỹ năng mềm dưới đây rất hữu ích với bạn.

1. Lắng nghe: Vũ khí giao tiếp bí mật

Nhiều người cho rằng, khả năng giao tiếp tốt vô cùng quan trọng. Nhưng họ không biết, hầu hết các nhà truyền thông đều làm tốt việc mà rất nhiều người từng thất bại đó là: Biết lắng nghe.

Cách dễ dàng nhất để xây dựng lòng tin với người khác là thể hiện sự quan tâm đến họ. Và cách thực hiện điều này là hãy lắng nghe nhiều hơn. Người biết lắng nghe thường không suy nghĩ về những điều họ sẽ nói mà về những câu hỏi khơi gợi tiếp theo.

Ví dụ, "Hãy nói cho tôi biết thêm về điều đó được không?" thực sự là điểm cộng lớn trong mắt đối tác của bạn.

2. Hãy trách nhiệm: Dám nói, dám làm, dám chịu

Khi bạn làm sai, đừng bào chữa, cố tình bỏ qua hay đổ lỗi cho người khác. Thay vào đó, hãy chịu trách nhiệm và tự rút ra bài học cho lần sau.

Cũng như khi tham gia vào một dự án, nếu là người có trách nhiệm, bạn sẽ theo đuổi đến cùng, khi chắc chắn mọi việc được hoàn thành mà không có sai sót nào.

3. Tư duy sáng tạo: Xoay sở từ những gì mình có

Tư duy sáng tạo là tìm cách để giải quyết vấn đề với nguồn lực hạn chế. Người đầu bếp chính là một ví dụ tuyệt vời về khái niệm này.

Giả sử để chế biến được món ăn A, người đầu bếp cần phải có 10 loại nguyên liệu, nhưng vì một lí do nào họ chỉ có 7 loại trong số chúng. Liệu người này có để cho khách hàng nhịn đói hay thay đổi món ăn khác không? Không, một đầu bếp chuyên nghiệp sẽ tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách dùng sự sáng tạo của mình để nấu món A chỉ với 7 nguyên liệu hiện có.

Những sáng tạo vĩ đại nhất thường được tạo ra bởi áp lực và từ đó biến nhược điểm thành ưu thế. Hãy tập trung vào những gì mình có và sau đó tạo ra sự khác biệt.

4. Cảm thông: Bước ra bên ngoài để kết nối bên trong

Dành thời gian tham gia vào các nhóm, tổ chức để có những trải nghiệm, từ đó bạn mới phát triển và xây dựng đức tính cảm thông. Bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, các khóa học, làm việc với các dự án phụ, tham dự các hội nghị hoặc các sự kiện văn hóa...

Khi làm điều này, chúng ta hiểu cách kết nối với người khác, nhìn nhận sự việc từ nhiều khía cạnh khác nhau. Từ đó áp dụng vào công việc, bạn sẽ cảm thấy làm việc nhóm thật tuyệt vời vì có thể thấu hiểu quan điểm đối phương.


  • 13/09/2016 10:03
  • Nguồn: laodongthudo.vn
  • 1552