Trẻ nhỏ thường ít khi nhận ra rằng chúng đang bị lạnh và khả năng tự giữ ấm của cơ thể trẻ cũng rất hạn chế do vóc dáng nhỏ bé. Do đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ trong những ngày thời tiết giá lạnh, hãy tuân thủ những quy tắc sau:
Mặc nhiều lớp áo
Hãy cho trẻ mặc nhiều lớp áo và cần nhiều hơn của người lớn ít nhất là 1 lớp áo.
Luôn đảm bảo đầu, cổ và tay trẻ được che kín.
Ảnh minh họa
|
Chú ý độ an toàn của quần áo
Khăn quàng cổ, dây mũ có thể là thủ phạm làm trẻ nhỏ nghẹt thở vì vậy cần lựa chọn trang phục không dây mũ và không phải dùng khăn quàng nhưng vẫn che kín vùng cổ, đầu.
Luôn để mắt đến trẻ
Gọi trẻ vào nhà ngay nếu thấy chúng bị ướt hoặc có biểu hiện lạnh khi trẻ chơi ngoài trời.
Luôn phải để mắt và kiểm tra liên tục bởi trẻ rất thích chơi ngoài trời dù bị ướt hay lạnh cóng.
Cài đặt hệ thống báo động
Khi thời tiết quá lạnh, các thiết bị sưởi sẽ được đưa vào sử dụng tối đa. Kéo theo đó là nguy cơ khói hay quá nhiều khí cacbon - monoxide. Do đó, để tránh nguy cơ bị ngạt do lượng khí độc tăng cao, cần lắp đặt hệ thống báo động.
Phòng ngừa chảy máu cam
Nếu trẻ có tiền sử bị chảy máu cam do quá lạnh thì cần cho trẻ ở trong phòng có máy tạo ẩm. Nhỏ nước muối cũng được xem là cách giúp giữ ẩm cho mũi hiệu quả.
Tránh để trẻ mất nước
Nếu mùa hè, nước trong cơ thể bị hao hụt qua mồ hôi thì mùa đông, trẻ có thể bị mất nước qua hơi thở.
Do đó, cần cho trẻ uống nước thường xuyên và lưu ý là nước phải ấm.
Chú ý các dấu hiệu nguy hiểm
Các dấu hiệu khi bị tê cóng là da ngón tay, tai, mũi và ngón chân trở nên tái, xám hoặc phồng rộp. Nếu bạn nghĩ con mình đang bị tê cóng vì lạnh thì hãy ngâm chân tay vào nước ấm (lưu ý là không được dùng nước nóng).
Còn khi thấy trẻ nói lắp, run rẩy và hành vi vụng về thì cần đưa đi viện ngay lập tức. Bởi đó là dấu hiệu của hạ thân nhiệt quá mức.