CBCNV ngành Điện tiết lộ bí quyết nuôi dạy con học giỏi

Huy chương bạc Quốc tế, hay huy chương trong các kỳ thi Olympic Quốc gia..., đó là thành tích mà bất cứ học sinh và phụ huynh học sinh nào cũng đều mong ước đạt được. Vậy, phải nuôi dạy, định hướng con như thế nào để các con đạt thành tích xuất sắc trong học tập? Văn hóa EVN đã có cuộc trao đổi với anh Lương Thế Ngọc (Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại) và anh Phạm Bá Giang (Nhà máy Thủy điện Suối Vàng - Công ty Điện lực Lâm Đồng) để tìm hiểu "bí quyết vàng" giúp các anh thành công trong việc nuôi dạy con ngoan, học giỏi.

Câu hỏi

Anh Lương Thế Ngọc

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

Anh Phạm Bá Giang

Nhà máy Thủy điện Suối Vàng – Công ty Điện lực Lâm Đồng

Được biết, thời gian qua, gia đình anh được đón niềm vui lớn khi các con đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Anh có thể chia sẻ niềm vui đó với độc giả trang web Văn hóa EVN?

Tôi và gia đình đã rất vui mừng khi biết tin con trai đạt Huy chương Bạc tại Triển lãm Sáng chế Quốc tế dành cho thanh thiếu niên 2014 tại Đài Loan.

Cháu là Lương Thế Minh Quang, hiện đang là học sinh Khối THPT Chuyên - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội.

Với thành tích này, cháu đã được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được nhận giấy chứng nhận sẽ được tuyển thẳng vào đại học.

Trong năm học 2013 - 2014 vừa qua, con gái tôi là Phạm Thị Thanh Hường đã đạt Huy chương Bạc trong kỳ thi Olympic Quốc gia môn Lịch sử. Trước đó, năm học 2012 - 2013, cháu cũng đạt Huy chương Đồng trong kỳ thi Olympic Quốc gia môn Lịch sử.

Hiện cháu đang bước vào lớp 12, trường THPT Chuyên Thăng Long, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Việc học của con trẻ luôn chịu ảnh hưởng nhiều từ sự định hướng của cha mẹ. Vậy anh, chị đã định hướng con như thế nào để các cháu học tập tốt ?

Về định hướng cho con, khi nhận thấy con yêu thích và tỏ ra có năng khiếu trong tin học, tôi đã khuyến khích con học lớp chuyên tin và thử sức với các cuộc thi công nghệ, tin học trẻ.

Tôi luôn dặn dò con trai, không được thỏa mãn với những gì đã đạt được, bởi việc học là trọn đời, không được tự giới hạn mình dừng lại sau một giải thưởng quốc gia, hay giải quốc tế.

Quan điểm của tôi và gia đình là không bắt ép, không áp đặt con trong việc học tập. Tôi khuyến khích con có năng khiếu, sở trường gì thì phát huy tối đa khả năng của mình ở lĩnh vực đó. Cháu thích học Văn, học Sử hay bất kỳ môn nào khác..., tôi đều ủng hộ và tạo điều kiện hỗ trợ cháu hết sức.

Khi cháu còn nhỏ, tôi và gia đình định hướng cháu nên học ở đâu, thi trường, lớp nào... phù hợp nhất với khả năng của cháu.

Phương pháp nào được gia đình anh áp dụng để khuyến khích con trong việc học tập?

Tôi quan điểm nuôi dạy con bằng tình yêu thương. Khi cảm nhận được rằng cha mẹ luôn hết lòng vì con, thì đứa trẻ cũng sẽ ý thức được trách nhiệm của bản thân, không để người lớn phải lo lắng vì mình.

Đặc biệt, khi con trai tôi đang ở độ tuổi thiếu niên với tâm lý “sắp làm người lớn", tôi nghĩ rằng, việc khuyến khích, động viên sẽ hiệu quả hơn là gây áp lực hay trách mắng cháu.

Cá nhân tôi thấy tâm đắc với phương pháp nuôi dạy “kỷ luật không nước mắt”. Nghĩa là nghiêm khắc, uốn nắn con, nhưng không làm con sợ, không cần phải đánh mắng con.

Do đặc thù công việc, tôi là công nhân trong nhà máy thủy điện, làm việc theo ca kíp nên không có thời gian để luôn ở bên cạnh, kèm cặp con cái thường xuyên. Do vậy, tôi thường xuyên gọi điện, trò chuyện, nhắc nhở con học tập.

Anh có thể tiết lộ bí quyết giúp gia đình anh chị thành công trong việc nuôi dạy con ngoan, học tốt ?

Theo tôi, môi trường gia đình rất quan trọng. Không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ là cơ sở và cũng là động lực để con cái yên tâm học tập. Một gia đình “cơm không lành, canh không ngọt” cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới con trẻ.

Hơn nữa, tôi nghĩ các con luôn nhìn vào cha mẹ. Ý thức điều đó nên bản thân tôi luôn tự nhắc nhở mình phải làm việc chăm chỉ - để con cái nhìn vào đó cũng sẽ chăm chỉ học tập.

Nhưng quan trọng hơn cả, là phải dạy con tính tự lập. Cha mẹ không thể học hộ con. Do vậy, tôi luôn yêu cầu con phải tự lập trong học tập và trưởng thành.

Trong gia đình tôi, việc học của con cái luôn được đề cao lên trên hết. Tôi và bà xã thường nhắc nhở các con, việc học hành phải được ưu tiên hàng đầu. Các con thấy cha mẹ đề cao việc học như vậy nên cũng chú tâm học hành hơn.

Tôi nghĩ, mấu chốt vấn đề là con phải thấy ham mê, thấy thích thú với việc học. Không ham học thì không thể học tốt. Tôi cho rằng thời gian ngồi vào bàn học nhiều hay ít không quan trọng bằng việc tập trung học sâu, học có chất lượng. Do vậy, tôi nhắc nhở con, cân đối thời gian học, nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động khác... sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

 


  • 10/06/2014 09:38
  • Minh Hạnh
  • 1605


Gửi nhận xét