CEO Starbucks: "Là doanh nhân không phải là cuộc chơi cho mọi người"

Từ khu ổ chuột ở thị trấn Brooklyn, New York, một cậu bé luôn muốn “trèo qua hàng rào” để chiêm ngưỡng quang cảnh bên ngoài khu dân cư nghèo mình đang ở. Sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông, cậu bé năm nào làm việc cho Xerox rồi mở quán cà phê nhỏ mang tên Starbucks. Đó chính là Howard Schultz, Chủ tịch kiêm CEO chuỗi cà phê nổi tiếng bậc nhất thế giới. Có nhiều câu chuyện xung quanh cuộc đời ông đã truyền niềm cảm hứng cho mọi người.

Howard Schultz - chủ tịch kiêm CEO chuỗi cà phê Starbucks

Sau đây là những bài học đáng giá từ Howard Schultz được trang Business Insider tổng hợp.

Tin tưởng vào chính mình

CEO Starbucks từng chia sẻ: “Hãy kể câu chuyện của bạn, từ chối việc để người khác định hình bạn. Sử dụng những kinh nghiệm thực tế để truyền cảm hứng. Hãy bám chặt lấy những giá trị của bạn, chúng là nền tảng của bạn. Giữ mọi người chịu trách nhiệm nhưng cũng đem đến cho họ những công cụ để thành công. Hãy ra quyết định tại những thời điểm khủng hoảng. Hãy nhanh nhẹn. Tìm sự thật trong các thử nghiệm và bài học trong những sai lầm. Chịu trách nhiệm về những gì bạn nhìn thấy, nghe thấy, và thực hiện. Hãy tin tưởng".

Thuê người thông minh hơn chính bạn

Howard Schultz cho biết: “Từ rất sớm, tôi đã nhận ra rằng tôi phải thuê những người thông minh và có năng lực hơn mình trong một số lĩnh vực khác nhau, và tôi đã phải buông việc ra rất nhiều quyết định. Tôi không thể cho bạn biết chúng khó khăn ra sao. Nhưng nếu bạn đã in dấu giá trị của mình vào những người xung quanh bạn, bạn có thể dám tin tưởng họ để thực hiện những bước đi đúng đắn".

Trở thành doanh nhân không phải là điều dễ dàng

"Khi chúng ta yêu một điều gì đó, cảm xúc thường dẫn dắt hành động của chúng ta. Đây là món quà và thử thách những doanh nhân phải đối mặt hàng ngày. Những doanh nghiệp chúng ta mơ ước đến và xây dựng từ đầu là một phần của chúng ta và là thứ cá tính mạnh mẽ. Chúng là gia đình của chúng ta, cuộc sống của chúng ta. Nhưng cuộc hành trình kinh doanh không phải thứ dành cho tất cả mọi người. Những nấc thang sẽ cao hơn và những phần thường có thể trở nên kỳ vĩ. Nhưng những cú rơi, ngã có thể làm tan vỡ trái tim bạn. Các doanh nhân phải yêu những gì họ làm với sự cam kết kể cả khi nó đòi hỏi hy sinh, nhiều lúc còn đau đớn".

Truyền cảm hứng cho nhân viên

"... Bạn không thể mong đợi các nhân viên của mình vượt quá được sự mong đợi từ khách hàng nếu bạn không vượt quá được sự mong đợi về sự quản lý. Đó là một hợp đồng vô hình".

Những giới hạn của may mắn

“Tôi tin rằng cuộc sống là một chuỗi của những lần bỏ lỡ gần kề. Rất nhiều thứ chúng ta gán cho nó là may mắn đều không phải là may mắn cả. Đó là việc nắm lấy mỗi ngày và chấp nhận chịu trách nhiệm cho tương lai của bạn. Đó là việc nhìn thấy những gì người khác không nhận ra và theo đuổi tầm nhìn đó".

Khi phải đưa ra những lựa chọn khó khăn

"Có những khoảnh khắc trong cuộc sống khi chúng ta thu hết can đảm để đưa ra những lựa chọn đó trái ngược với lý do, trái ngược lại cảm giác thông thường và lời khuyên khôn ngoan của những người chúng ta tin tưởng. Nhưng chúng ta dấn thân về phía trước một cách kiên định bởi mặc dù tất cả những rủi ro hay tranh luận hợp lý, chúng ta vẫn tin tưởng con đường đang lựa chọn là đúng đắn và tốt nhất để thực hiện. Chúng ta từ chối trở thành giống những người xung quanh, ngay cả khi chúng ta không biết chính xác những hành động đó sẽ dẫn tới điều gì”.

Học cách chịu trách nhiệm với thất bại

“Đã có lúc chúng tôi đứng trước toàn bộ công ty và gần như thú nhận rằng việc lãnh đạo đã thất bại với 180.000 nhân viên Starbucks và gia đình họ. Và thậm chí lúc đó không ở trên vị trí CEO, nhưng với cương vị là một chủ tịch, tôi cần phải biết nhiều hơn nữa. Tôi phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi phải thừa nhận với chính mình, với mọi người rằng đó là những sai lầm do chúng tôi tạo ra. Một khi chúng tôi đã làm được việc chịu trách nhiệm, đó là một bước ngoặt mạnh mẽ. Nó giống như khi bạn có một bí mật và nói nó ra: Gánh nặng sẽ giảm bớt trên đôi vai của bạn”.


  • 20/03/2015 02:37
  • Nguồn bài và ảnh: Trí thức trẻ
  • 1520


Gửi nhận xét