“Inferno” có đoạn viết về một nhân vật đã tới thăm thủ đô Manila. Người này nói rằng mình đã bị sốc bởi sự nghèo nàn, tình trạng ô nhiễm, tội phạm hoành hành và nạn mua bán dâm phổ biến ở Manila.
Chủ tịch thành phố Manila, ông Francis Tolentino ngay lập tức đã viết một lá thư ngỏ gửi tới nhà văn Dan Brown, trong đó, ông nói rằng dù “Inferno” là một tác phẩm tiểu thuyết chứa đựng nhiều yếu tố hư cấu, tưởng tượng nhưng “chúng tôi vẫn vô cùng thất vọng bởi cách khắc họa Thủ đô Manila yêu quý của người dân Philippines, một cách miêu tả quá thiếu chính xác”.
Trước sự ra đời của một cuốn sách, luôn tồn tại nhiều luồng dư luận. Vừa qua, những nhà bảo tồn văn hóa chuyên nghiên cứu về những tác phẩm thơ của nhà văn người Ý Dante (1265–1321) lại vô cùng khen ngợi tác phẩm “Inferno”.
Lý do là bởi trong cuốn truyện có đề cập tới khá nhiều nội dung của bài thơ sử thi “Divine Comedy” (Hài kịch thiêng liêng) của Dante. Các nhà nghiên cứu cho rằng bằng cách này, tác phẩm hơn 600 năm tuổi sẽ có được sức sống lâu bền hơn.
“Inferno” (Địa ngục) là cuốn tiểu thuyết thứ 4 trong loạt tiểu thuyết khắc họa những chuyến hành trình, những cuộc khám phá ly kỳ, bí ẩn của nhà biểu tượng học Robert Langdon - nhân vật văn chương nổi tiếng của Brown.