Giao tiếp với nhân viên hiệu quả bằng truyền thông xã hội

Tận dụng truyền thông xã hội để trao đổi với nhân viên đang ngày càng trở nên thích hợp và hiệu quả, đặc biệt là với nhân viên trẻ. Khi nói đến truyền thông xã hội, các doanh nghiệp có thể tận dụng mạng nội bộ hoặc một trong những nền tảng chuyên nghiệp của bên thứ ba.

Giao tiếp với nhân viên hiệu quả thông qua truyền thông xã hội

Một nền tảng truyền thông xã hội cho phép nhân viên và quản lý tham gia, thảo luận và chia sẻ ý kiến nhanh chóng và dễ dàng. Nhiều doanh nghiệp tận dụng những nền tảng như vậy đã giúp tăng tỷ lệ đối thoại và giao tiếp xuyên suốt, thậm chí là giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. 

Khi lựa chọn nền tảng, hãy để các thành viên cùng tham gia, thử nghiệm công nghệ hoặc công cụ truyền thông xã hội bởi chính họ là những người thử nghiệm xuất sắc trong quá trình triển khai.

Bên cạnh những nhân viên sành công nghệ và quảng giao có một bộ phận trong nhân viên không hòa nhập và thoải mái với việc "lên mạng".

Theo một nghiên cứu của công ty truyền thông toàn cầu hàng đầu Weber Shandwick, khoảng 90% nhân viên đều có ít nhất một trang truyền thông xã hội cá nhân nhưng điều đó cũng không có nghĩa là họ quan tâm hoạt động thường xuyên trên trang cá nhân và khoảng 10% còn lại không có.

Cần lôi kéo được 10% đó và khiến họ thoải mái, hứng thú với cách tiếp cận mới này. Truyền thông xã hội rất quan trọng để xây dựng một chiến lược truyền thông hoàn chỉnh, bao gồm sự kết hợp của những buổi họp trực tiếp, biên bản ghi nhớ, thư điện tử, họp và một nền tảng truyền thông xã hội...

Khi nhắc đến truyền thông xã hội như một công cụ truyền thông, có lẽ cân nhắc quan trọng nhất chính là sự cam kết của quản lý trong việc chủ động, minh bạch trong bất cứ nền tảng nào được chọn. Quản lý cũng cần đảm bảo sẽ không có trở ngại nào cho những nhân viên có phát ngôn hoặc suy nghĩ bất đồng quan điểm. Những nhà lãnh đạo giỏi hiện đang dùng cách tiếp cận đa phương tiện để kết nối và giao tiếp với mọi người.

Tình huống điển hình về tác động mạnh mẽ của chiến lược truyền thông nội bộ 

Telstra là doanh nghiệp truyền thông và viễn thông lớn nhất nước Úc với hơn 36.000 nhân viên. Telstra thành lập năm 1975, thuộc Bộ Bưu chính của Chính phủ Úc. Tọa lạc tại Melbourne, Telstra phục vụ cả châu Úc với những dịch vụ tuyển chọn toàn thế giới. Doanh nghiệp này được xếp hạng là một trong những doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới và cung cấp dịch vụ đa dạng cho khách hàng.

Là nhà cung cấp truyền thông, Telstra được sáng lập trong môi trường được điều chỉnh cao độ. Trong thập kỷ trước, ngành này bị bãi bỏ sự bao cấp và thương mại hóa, lúc này cuộc cạnh tranh bắt đầu bùng nổ. Cuối năm 2008, Telstra được biết đến ở nhiều phân khúc thị trường vì dịch vụ khách hàng tệ hại và đánh mất thương hiệu trong cuộc đua khốc liệt này. Để tồn tại được trong ngành này một lần nữa, Telstra đã phải tập trung hơn vào khách hàng và thay đổi văn hóa của doanh nghiệp.

Cựu CEO, David Thodey đã cải tổ doanh nghiệp từ năm 2009. Sự tập trung của ông là đổi mới Telstra thành doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm, không chỉ vừa cải thiện trải nghiệm khách hàng, mà còn nhân đôi giá trị của doanh nghiệp. Ông cũng tập trung vào việc thay đổi văn hóa của Telstra và đó là chủ trương tuyệt vời của đường lối lãnh đạo dựa vào giá trị doanh nghiệp. Telstra đã tận dụng những giá trị của mình để chuyển đổi văn hóa thành một “văn hóa dịch vụ giá trị”, kích hoạt nhân viên để họ vượt trội hơn trong công việc và mang lại dịch vụ khách hàng đặc biệt.

Thodey nhận ra rằng để tạo ra sự thay đổi văn hóa thật ý nghĩa, ông phải tạo được ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên, phát triển kỹ năng của họ và sẵn sàng nghe những gì họ nói cũng như tạo ra những thay đổi cần thiết. Một trong những cách mà Thodey chuyển hóa thành công văn hóa doanh nghiệp chính là thông qua giao tiếp và truyền thông xã hội.

Telstra là một trong những khách hàng lớn nhất của Yammer, một nền tảng mạng xã hội cho phép doanh nghiệp chia sẻ các tệp, dữ liệu và bắt đầu các cuộc trò chuyện. Với hơn 25.000 nhân viên đăng ký, Thodey sử dụng diễn đàn để bình luận, giao tiếp và đưa ra suy nghĩ về tư duy của ông cũng như phản hồi câu hỏi và tâm tư của nhân viên.

Thodey cho rằng Yammer “đã tạo ra được một sự chân thành và cởi mở” xuyên suốt cả doanh nghiệp. Ông nói về việc tận dụng nền tảng truyền thông xã hội là “sự thay đổi lớn nhất của Telstra trong việc đánh đổ các lớp quản lý và tư duy”.

Telstra đã tiếp tục truyền đi văn hóa dịch vụ giá trị của họ và được công nhận là một phần lớn của thành công trong việc truyền thông và các sáng kiến thay đổi dưới sự lãnh đạo của Thodey. Khi cân nhắc một chiến lược truyền thông toàn diện, truyền thông xã hội chắc chắn phải là một kênh cần tận dụng.

Hiện nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhận ra các giá trị to lớn từ việc sử dụng mạng xã hội rộng lớn bên ngoài. Thế nhưng, việc áp dụng nó vào nội bộ vẫn chưa tận dụng được hết tiềm năng của nó. Khi nói đến giao tiếp, không có cách tiếp cận “một cho tất cả”. Người quản lý phải kết hợp nhiều phương tiện để gửi cùng một thông điệp nhằm đảm bảo chúng chạm được đến tất cả nhân viên. Hãy kiểm tra xem liệu nhân viên có nhận được thông điệp đó hay không và đảm bảo các thông điệp được gửi bằng phương tiện nhân viên yêu thích chứ không phải bằng cách mà lãnh đạo thấy dễ nhất. 


  • 20/05/2021 04:40
  • Thảo Nguyên (TH)
  • 2272