Đừng phản ứng thái quá
Thất nghiệp đang trở thành mối bận tâm của hầu hết mọi người trong thời buổi hiện nay, vì vậy đừng để vấn đề cá nhân trở thành mối nguy hiểm đe dọa đến công việc của bạn.
Khi gặp phải mâu thuẫn với cấp trên, cách tốt nhất là tránh đả kích họ hoặc phản ứng quá thô bạo. Bạn phải cân nhắc mọi chuyện một cách kỹ càng để có hướng xử lý thích hợp.
Nếu vấn đề không đến mức quá căng thẳng, tránh những cuộc xung đột không cần thiết. Sau đó, bạn chỉ cần đi bộ một lúc, nhắm mắt lại và "vỗ về" các dây thần kinh hãy hết sức bình tĩnh. Nếu bạn để cho sự tức giận của mình bùng nổ, bạn sẽ thấy mọi thứ chỉ tồi tệ thêm.
Không lôi kéo đồng minh
Những lời đồn thổi, dị nghị, nói xấu nhau… là “căn bệnh” chốn công sở. Để không bị căn bệnh này tấn công, đừng bao giờ ngồi lê đôi mách. Chắc chắn, nếu chuyện này lọt đến tai cấp trên, nguy cơ thất nghiệp sẽ gõ cửa nhà bạn.
Tránh nói tục
Trong một số trường hợp, căng thẳng giữa cấp trên và cấp dưới dâng lên đến đỉnh điểm không phải là điều quá khủng khiếp. Đôi khi nhờ vậy mà mối quan hệ của họ được giải quyết một cách ổn thỏa.
Tuy nhiên, phải xác định khi cuộc tranh cãi nổ ra, không bao giờ thốt lên những từ ngữ “bẩn” hoặc có những cử chỉ khinh miệt và sau đó bước ra khỏi phòng, đóng sầm cửa lại, nhất là cấp trên lớn tuổi hơn bạn.
Thể hiện sự chuyên nghiệp
Phong thái, cách ăn mặc là một trong những yếu tố giúp người khác đánh giá bạn là người như thế nào. Nếu hình thức bên ngoài của bạn nhìn nhếch nhác và không chuyên nghiệp, khi một cuộc xung đột xảy ra mọi người sẽ nhìn bạn với cặp mắt ái ngại và họ có thể phớt lờ câu chuyện của bạn, dù lập luận của bạn nghiêm túc đến đâu.
Hãy nhớ rằng cách ăn mặc, thái độ và những phát ngôn của bạn có một sự tác động rất lớn đến câu chuyện mà bạn đưa ra.
Sử dụng khiếu hài hước
Có lẽ không có cách nào tốt hơn để làm dịu sự căng thẳng tại nơi làm việc bằng cách sử dụng sự hài hước. Ít có người sếp nào để bụng hay giận hờn quá lâu đối với một nhân viên sẵn sàng thừa nhận sai sót của mình với một nụ cười “làm hòa”.
Nếu bạn may mắn sở hữu khiếu hài hước, hãy biết cách tận dụng nó đúng lúc.
Đừng thể hiện ra mặt
Trừ khi đó là một điều gì quá nghiêm trọng, còn không, chẳng có lý do gì để cấp trên biết được sự căm ghét nơi bạn.
Bất kể những gì bạn nghe lỏm từ những đồng nghiệp khác kể về chuyện cấp trên nói xấu bạn, hãy hết sức bình tĩnh, bởi bạn phải chắc chắn rằng không bao giờ muốn đó là lý do khiến một người nào đó mất nguồn thu nhập vì sự hận thù của bạn.
Hãy nhớ rằng công việc này cũng là kế sinh nhai của họ. Trước khi ngồi xuống nói chuyện với ông chủ, cố gắng giải quyết những vấn đề chỉ liên quan đến bạn, tránh lôi kéo người khác vào câu chuyện của mình.
Giữ sự riêng tư
Theo Askmen, dù bạn làm gì cũng luôn cố gắng giữ sự riêng tư cho mình. Một môi trường làm việc thân thiện là điều cần thiết, nhưng nếu bạn làm việc trong một nhóm nhỏ, tất cả mọi người biết rằng có hai thành viên trong nhóm không ưa nhau, chắc chắn sẽ xảy ra sự lúng túng, khó chịu cho tất cả mọi người.
Để là một người chuyên nghiệp, đừng làm hỏng không khí và tiến độ công việc tất cả mọi người. Nếu bạn thực sự cần phải giải quyết vấn đề khúc mắc với người quản lý, hãy làm một cách riêng tư. Đồng nghiệp của bạn không phải là những khán giả được mời đến xem một chương trình “đấu vật” chuyên nghiệp.