Xử lý những dấu hiệu bất thường của nhân viên

Nhân viên nếu bị quá căng thẳng tinh thần sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm việc và nhuệ khí của cả đội ngũ. Vì thế, nhà quản trị doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp nhân sự phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp 1: Hét lớn, dùng ngôn ngữ thô lỗ và bắt nạt đồng nghiệp

Dấu hiệu: Quấy rối.

Điều nên làm: Khi giám đốc hay chủ doanh nghiệp chứng kiến hoặc được thông tin về những hành động có xu hướng chống đối tại môi trường công sở thì hành động ngay là điều rất cần thiết.

Tiến hành ngay cuộc họp nhóm đột xuất để kịp thời kiểm soát những gì đang xảy ra và đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề đã nảy sinh.

Trường hợp 2: Chất lượng làm việc kém, trốn tránh trách nhiệm, năng suất giảm

Ảnh minh họa

Dấu hiệu: Có vấn đề về năng lực.

Điều nên làm: Thẳng thắn nói chuyện với nhân viên ấy và hướng dẫn xây dựng một kế hoạch điều chỉnh.

Nếu nhân viên không thể đạt những yêu cầu đã đặt ra, hãy ra quyết định cảnh cáo và báo trước rằng sẽ bị sa thải nếu không có tiến bộ gì trong một khoảng thời gian nhất định.

Trường hợp 3: Đến trễ, về sớm, xin nghỉ phép dài hạn, thường xuyên xin nghỉ bệnh

Dấu hiệu: Thiếu nhuệ khí, không có động cơ làm việc.

Điều nên làm: Nếu trường hợp trên chỉ xảy ra với một nhân viên cá biệt thì cần làm việc riêng với người đó để yêu cầu điều chỉnh ngay. Nếu điều này xảy ra rộng khắp tại các phòng ban trong doanh nghiệp, cần nghĩ tiến hành thăm dò và khảo sát ý kiến để tìm cho ra nguyên nhân của vấn đề.

Cung cách quản lý điều hành, chế độ đãi ngộ, chính sách đào tạo… có thể là nguyên nhân tác động đến tinh thần làm việc nhiệt tình của tập thể người lao động tại doanh nghiệp.

Trường hợp 4: Thường ở lại văn phòng đến tối mà không có lý do, ngủ gật trong giờ làm việc, thiếu gắn kết với đồng nghiệp

Dấu hiệu: Có vấn đề về gia đình riêng.

Điều nên làm: Cần tỏ thái độ quan tâm và sự đồng cảm đối với người nhân viên bộc lộ dấu hiệu đó, đồng thời khuyên nhủ và nhắc nhở cách ứng xử phù hợp tại nơi làm việc. Nếu có thể, cho phép người ấy nghỉ một thời gian để sắp xếp việc gia đình.

Trường hợp 5: Cáu gắt với cả đồng nghiệp lẫn cấp trên

Dấu hiệu: Tiềm ẩn bạo lực nơi công sở.

Điều nên làm: Cần có biện pháp chấm dứt ngay hiện tượng đó vì như vậy mới kịp thời bảo vệ nguyên tắc làm việc tại doanh nghiệp và ngăn ngừa sự bộc phát bạo lực. Nếu nhân viên chỉ đơn giản gắt gỏng, không có ý hù dọa trả thù thì mời chuyên gia tư vấn tâm lý đến làm việc riêng để giải tỏa mọi vấn đề của người ấy.

Trường hợp 6: Tách mình khỏi người khác, cho rằng cuộc sống vô nghĩa, tỏ ra bê tha, sa sút bất ngờ về năng lực làm việc.

Dấu hiệu: Suy sụp tinh thần trầm trọng, quẫn trí.

Điều nên làm: Đồng nghiệp của nhân viên bị quẫn trí sẽ phát hiện được ngay hành vi bất thường. Cần có sự chia sẻ, cảm thông và tư vấn chân thành từ cấp quản lý trực tiếp và đồng nghiệp xung quanh.


  • 24/03/2016 03:07
  • Nguồn bài và ảnh: Doanh nhân Sài Gòn
  • 1489


Gửi nhận xét