Bạn đã bao giờ sợ hãi sự thất bại đến mức tê liệt, không thể đưa ra quyết định chưa? Nỗi sợ thất bại có thể rất thật đến nỗi khiến chúng ta không thể làm gì, không thể suy nghĩ được điều gì sáng suốt. Tỷ phú Warren Buffett biết rõ điều này. Ông từng chia sẻ công khai rằng bản thân rất sợ nói trước đám đông, nhưng ông đã nỗ lực rất nhiều và vượt qua điều đó thành công. Trong một bài phát biểu, tỷ phú 89 tuổi đã chia sẻ một bài học vô giá với 4 từ mạnh mẽ giúp bạn đối mặt với nỗi sợ hãi.
Nỗi sợ thất bại có thể khiến bạn bị suy nhược, thậm chí mất tự tin, suy nghĩ sai lầm rằng bản thân kém cỏi, không đủ năng lực. Nỗi sợ khiến chúng ta e dè, không dám thử sức, không dám phạm sai lầm.
Warren Buffett học được cách không để nỗi sợ hãi lấn át tâm lý và khuyên các nhà lãnh đạo đừng để những sai lầm cản trở việc học đạt được những mục tiêu mới.
"Trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều khi bạn phạm sai lầm. Bạn không muốn phạm sai lầm khi đưa ra những quyết định quan trọng như việc đầu tư kinh doanh, lựa chọn bạn đời hay những điều tương tự... Tôi cũng không tránh khỏi việc mắc sai lầm khi đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh trong cuộc sống. Chỉ có một cách là cố gắng giảm thiểu những sai lầm: Không nghĩ ngợi nhiều về những sai lầm trong quá khứ, những điều đã qua hay để nó qua đi...
Thất bại dạy chúng ta cách đối mặt với nỗi sợ hãi. Chúng ta có thể lựa chọn coi thất bại như một kịch bản tập dượt, cho chúng ta kinh nghiệp học tập vô giá giúp chúng ta không mắc lại sai lầm tương tự".
Lời khuyên của Buffett giúp chúng ta có thể đối mặt với nỗi sợ hãi của chính mình, bồi đắp thêm sự can đảm. Nhưng nếu bạn chưa sẵn sàng để thực hiện bước nhảy vọt đó, hãy thử 4 chiến lược nhanh này để giảm bớt sự e ngại thất bại:
1. Dự đoán tất cả các kết quả có thể xảy ra
Nhiều người cảm thấy sợ hãi thất bại bởi những điều họ chưa biết. Loại bỏ nỗi sợ hãi đó bằng cách dự đoán trước tất cả các kết quả có thể xảy ra sẽ giúp bạn tự tin hơn để đối mặt.
2. Suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ tích cực là một cách rất tốt để thúc đẩy sự tự tin và ngăn bản thân bạn khỏi sự lo lắng.
3. Xem xét lại tình huống xấu nhất bạn từng trải quả
Chúng ta thường nghĩ trường hợp xấu nhất là một thảm họa. Nhưng có lẽ mọi chuyện không tệ đến mức đó. Kinh nghiệm từ những lần thất bại trước sẽ rất quan trọng để giúp bạn điều chỉnh các phương án giải quyết trong tình huống hiện tại.
4. Chia nhỏ mục tiêu
Chúng ta đều có những mục tiêu to lớn, nhưng quá trình thực hiện sẽ rất khó. Vậy thì hãy chia thành các mục tiêu nhỏ hơn, thực hiện từng bước nhỏ sẽ tăng khả năng thành công, giúp bạn tự tin tiến về phía trước mà không bị choáng ngợp bởi những khó khăn. Nói cách khác, đừng chỉ mải nhìn lên đỉnh núi, hãy tập trung vào từng viên đá, rồi từng bước bạn sẽ leo được tới đỉnh cao.
Link gốc