Chủ tịch Ủy ban Kinh tế -Tài chính, Ngân hàng và Kiểm toán của Quốc hội Camphuchia, ông Cheam Yeap nói rằng, kế hoạch này dự kiến cần 781 triệu USD, trong đó Tập đoàn Hoàng gia Campuchia giữ 90% cổ phần, số cổ phần còn lại do Công ty Năng lượng quốc tế Hydrolancang (Trung Quốc) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm giữ.
Dự án được triển khai theo phương thức BOT (Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao), với thời gian xây dựng 5 năm và thời gian vận hành 40 năm.
Khi đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ bán điện cho ngành Điện lực Campuchia với giá cố định 6,95 cent/kWh. Ông Cheam Yeap cho biết: “Chính phủ sẽ thu được khoản thuế 29 triệu USD trong suốt 40 năm hoạt động”.
Còn Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Khai mỏ và Năng lượng Campuchia, ông Suy Sem nhấn mạnh: Kế hoạch này sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Campuchia vào dầu mỏ giá cao để chạy máy phát điện và đảm bảo cung cấp điện lâu dài cho nước này với mức giá ổn định.