Các tổng công ty điện lực đã khai thác hiệu quả hệ thống CMIS 2.0. Ảnh minh họa
|
Khai thác hiệu quả hệ thống CMIS 2.0
Hiện nay, các tổng công ty điện lực đã khai thác hiệu quả hệ thống CMIS 2.0 - phần mềm hệ thống thông tin quản lý khách hàng. Các dịch vụ khách hàng trong CMIS 2.0 rất đa dạng, phong phú, thỏa mãn được mọi nhu cầu của khách hàng sử dụng điện như, thay đổi thông tin khách hàng; thay đổi thỏa thuận giá bán điện; tra cứu, in sao kê chỉ số; tra cứu thông tin, cách tính hóa đơn; thanh toán tiền điện; kiểm tra hệ thống đo đếm. Không chỉ có đầy đủ các dịch vụ, tính thân thiện của các phần mềm được đặc biệt chú ý, bởi đây là đặc tính giúp khách hàng có được trải nghiệm về sự nhanh nhất, thuận tiện nhất.
Theo ông Lâm, việc kết nối thông suốt các đường truyền trong toàn Tập đoàn là cơ sở hạ tầng quan trọng triển khai các ứng dụng phần mềm CSKH. Bên cạnh đó, ngoài đường truyền nội bộ, các đơn vị thuộc EVN cũng đã hợp tác cung cấp dịch vụ viễn thông đầu tư, cải tạo hệ thống mạng với băng thông rộng, tính an toàn, độ bảo mật cao. Đây là điều kiện ứng dụng các phần mềm CSKH hoạt động một cách ổn định, tốc độ truy cập nhanh, sử dụng ứng dụng phần mềm CNTT một cách thuận lợi nhất.
Đồng thời, trong quá trình triển khai thực tế, các ứng dụng phần mềm này liên tục được điều chỉnh, nâng cấp, phù hợp với nhu cầu phát sinh của khách hàng. Do sự phát triển, cập nhật mang tính liên tục này, chất lượng của các ứng dụng phần mềm ngày càng hoàn thiện, thỏa mãn người tiêu dùng điện.
Phát triển các kênh giao tiếp khách hàng
Một điểm nhấn trong việc nâng cao tính thân thiện của các dịch vụ CSKH, đó là sự phát triển của các kênh giao tiếp khách hàng. Các website CSKH được phát triển đồng bộ trong các đơn vị ngành Điện, trở thành một kênh giao tiếp chính thống, hữu hiệu giữa EVN với khách hàng.
Nếu như trước đây, các websie CSKH chỉ đơn giản cung cấp thông tin một chiều như, thông báo lịch cắt điện, giới thiệu quy trình đăng ký sử dụng điện…, thì nay, tính tương tác hai chiều đã được nâng cao. Khách hàng có thể gửi phản hồi thông tin, gửi các yêu cầu về dịch vụ điện năng, thắc mắc, khiếu nại, hay trực tiếp theo dõi tiến độ của việc cung cấp dịch vụ… ngay trên các trang điện tử CSKH.
Theo ông Đỗ Tùng Lâm, các website CSKH của ngành Điện được xây dựng với giao diện mở, ngôn ngữ, thông tin hiển thị dễ hiểu, thời gian đáp ứng nhanh. Các tiêu chí này giúp khách hàng nắm bắt thông tin một các chủ động và dễ dàng nhất.
Trong thời gian tới, các kênh giao tiếp, hỗ trợ khách hàng sẽ tiếp tục được tăng cường, giúp khách hàng đạt sự thõa mãn tối đa khi sử dụng dịch vụ của ngành Điện.
Khách hàng nói gì về tính thân thiện của các phần mềm CSKH ngành Điện?
-
Chị Nguyễn Thị Huế (Thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh): “Kể từ khi Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh triển khai hóa đơn điện tử, tôi rất ủng hộ hình thức hóa đơn này. Mỗi tháng, tôi chỉ cần tra cứu hóa đơn tiền điện trên máy tính, sau đó thực hiện thanh toán cũng ngay trên máy tính của mình. Thật sự rất nhanh gọn và tiện lợi”.
-
Anh Nguyễn Văn Lương (Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội): “Tôi từng gửi câu hỏi thắc mắc tới chuyên mục Hỏi- Đáp (EVN & Khách hàng) trên website: www.evn.com.vn. Cảm nhận đầu tiên của tôi là cách hiển thị giao diện rất dễ sử dụng, các bước thao tác gửi câu hỏi cũng đơn giản. Tôi thấy khá hài lòng với tính mở của dịch vụ này”.
|