Dụng cụ kẹp cọc giúp chuyển đổi vị trí đầu cọc tiếp địa

Hiện nay, việc thi công cọc tiếp địa tại các công trình điện thường được thực hiện thủ công, không đảm bảo an toàn, mất nhiều công sức, nhất là khi đóng cọc tại những nơi có nền đất cứng.

Để tăng chất lượng công trình, đồng thời giảm sức lao động, cần nghiên cứu tạo ra một dụng cụ chuyên dụng kẹp cọc tiếp địa, giúp chuyển đổi đầu cọc từ vị trí trên cao xuống vị trí phù hợp với tầm vận hành máy khoan, nhưng vẫn đảm bảo được các điều kiện kỹ thuật như khi vận hành máy khoan trực tiếp trên đầu cọc. 

Sáng kiến “Dụng cụ kẹp cọc giúp chuyển đổi đầu cọc tiếp địa từ trên cao xuống thấp dần, phù hợp với bước vận hành của máy khoan búa đóng cọc tiếp địa” của tác giả Lê Minh Tâm – Phó trưởng Phòng Kinh doanh Điện lực Xuân Lộc - Công ty Điện lực Đồng Nai và cộng sự đã được Hội đồng sáng kiến Tổng công ty Điện lực miền Nam công nhận là sáng kiến cấp Tổng công ty, xếp hạng A.

1. Mô tả giải pháp:
a) Cấu tạo:
 

Bản vẽ mô phỏng Dụng cụ kẹp cọc:

 

Hình thực tế các chi tiết của dụng cụ kẹp cọc khi tháo rời:


 

Hình thực tế khi sử dụng máy khoan búa và dụng cụ kẹp cọc để đóng cọc tiếp địa:


b) Vận hành: 

Trước khi thực hiện đóng cọc tiếp địa bằng máy khoan búa nhờ dụng cụ kẹp cọc, người sử dụng cần thực hiện các bước sau:

- Chuẩn bị nguồn điện cấp cho máy khoan hoạt động gồm: Đấu trực tiếp từ lưới điện hạ áp, cung cấp từ máy phát điện hoặc đấu nhờ nguồn điện khách hàng. 

- Nới lỏng nắp chặn phía dưới dụng cụ kẹp cọc theo chiều ngược kim đồng hồ, mở rộng má kẹp bên trong, tạo thuận lợi cho luồn cọc tiếp địa vào. 

Luồn cọc tiếp địa vào trong dụng cụ kẹp cọc theo chiều từ trên xuống đến vị trí phù hợp đầu tiên, vặn nắp chặn theo chiều kim đồng hồ sao cho dụng cụ kẹp cọc vừa đủ bám chặt vào cọc.

- Cắm mồi cọc xuống đất theo phương thẳng đứng (nếu đất quá cứng có thể dùng búa tay đóng mồi cọc xuống đất qua dụng cụ kẹp cọc).

- Tiến hành thao tác đóng cọc bằng máy khoan búa nhờ dụng cụ kẹp.

2. Hiệu quả thu được khi áp dụng giải pháp:

a) Chi phí đầu tư:

STT

Danh mục

Hiệu

Tốc độ va đập (lần/phút)

Công suất

(W)

Đơn giá (VNĐ)

1

Máy khoan búa

HITACHI PH65A

1.400

1.240

3.000.000

2

Dụng cụ kẹp cọc

Tự chế

 

 

1.500.000

(Giá thành phụ thuộc vào chất lượng thép)

Tổng cộng

4.500.000

b) Hiệu quả:

Kết quả áp dụng thử nghiệm dụng cụ kẹp cọc vào thực tế tại đơn vị như sau: 

- Dụng cụ có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, dễ sửa chữa; 

- Thao tác dễ dàng, nhanh chóng, đảm bảo an toàn thi công;

- Đảm bảo độ bền, lực kẹp chặt khi chịu tác động va đập. (Dụng cụ sẽ tự động kẹp chặt vào cọc tiếp địa khi chịu tác động lực va đập của máy khoan búa từ trên xuống);

- Hiệu quả cao: Khi đóng cọc tiếp địa trên cùng một địa điểm thì thời gian thực hiện hoàn thành đóng 01 cọc bằng máy khoan búa, dụng cụ kẹp cọc sẽ nhanh gấp từ 30 - 50 lần so với khi thực hiện đóng cọc theo phương pháp thủ công; 

- Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng công trình, giảm tiêu hao sức lao động; 

- Kết hợp giữa dụng cụ kẹp cọc, máy khoan búa và dụng cụ đòn bẩy (đã được xét duyệt sáng kiến năm 2014) sẽ là bộ dụng cụ hữu ích giúp cho việc thi công hệ thống cọc tiếp địa các công trình điện một cách dễ dàng.

- Sáng kiến đã được triển khai áp dụng rộng rãi trong Công ty Điện lực Đồng Nai. 


  • 25/12/2016 05:01
  • Theo TCĐL Chuyên đề Quản lý và Hội nhập
  • 12512